THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
Vào tối 27/2, võ sĩ Muay Thái Nguyễn Kế Nhơn đã khiến sàn đấu Lumpinee chấn động bằng chiến thắng áp đảo trước võ sĩ trẻ người Nga Sergei Belik, giành chiếc đai WBC Muay Thái danh giá cho Việt Nam. Đối thủ Sergei Belik đến từ Nga được coi là một tay đấm trẻ (sinh năm 1990) với lối đánh chủ động. Trong trận đấu lần này với Nguyễn Kế Nhơn, Sergei luôn là người tạo tình huống áp sát, ép đến thành đài. Với sức trẻ, Sergei đã giành thế chủ động ở những hiệp đầu tiên và tạo khá nhiều tình huống nguy hiểm ở hiệp 2. Tuy nhiên với kinh nghiệm chinh chiến dày dạn của mình, Nhơn dễ dàng có những pha phản đòn bất ngờ, liên tiếp quật ngã đối thủ ở những hiệp cuối. Với chiến thắng này, Nguyễn Kế Nhơn đã lần đầu tiên mang về chiếc đai WBC danh giá mở bộ môn Muay Thai về cho Việt Nam. Trước đó, một tay đấm Boxing khác là Trần Văn Thảo cũng tạo nên cơn địa chấn khi đánh bại võ sĩ người Indonesia để giành đai WBC châu Á về cho Boxing Việt Nam.
Quan điểm ông Lê Kim Hòa, phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và thế giới, không ủng hộ hành động tự tiện thách đấu, rồi "đấu chui" của Flores. "Đây đã là lần thứ hai Flores sang Việt Nam và làm xôn xao làng võ Việt, như vậy anh ta chắc chắn phải có ý đồ nào đó", ông Hòa cho biết. Vị đại võ sư quốc tế cũng phân tích thêm, không có luật pháp nào cho phép các bên tự động thỏa thuận giao đấu. Trong khi đó, võ sư Hồ Tường, Chưởng môn Tân Khánh Bà Trà, lý luận thách đấu võ thuật là công khai tuyên bố thi đấu với người khác trên lĩnh vực võ thuật. Điều này không phải quá mới mẻ và từng diễn ra trong lịch sử. Dù vậy, cách làm của Flores thời gian qua đang đi ngược với tinh thần thượng võ Việt Nam.
Nhiều năm gần đây, ở môn quyền Anh nữ Việt Nam, người hâm mộ quen mặt và biết đến những VĐV nổi tiếng như Lừu Thị Duyên, Hà Thị Linh, Lê Thị Bằng... Năm 2017, cô gái Nguyễn Thị Tâm là người đạt kết quả sáng chói tại làng quyền Anh nữ Việt Nam, qua đó mọi người biết rõ hơn về nữ VĐV này. Năm 2017, Tâm là VĐV duy nhất của Việt Nam giành Huy chương vàng hạng 51 kg tại Giải vô địch quyền Anh nữ châu Á (thắng võ sĩ của Triều Tiên). Dáng người mảnh khảnh (cao 1,68 m), gương mặt thanh tú, nhìn thoáng qua không ai nghĩ Nguyễn Thị Tâm là một tay đấm mạnh mẽ trên võ đài quyền Anh. Cô gái vàng của quyền Anh nữ Việt Nam chỉ khiêm tốn khi cho rằng mọi thứ với mình mới chỉ bắt đầu. Tâm cùng các thầy tại đội quyền Anh nữ Việt Nam đặt mục tiêu giành thành tích cao nhất ở Đại hội thể thao châu Á 2018 (ASIAD 2018), tìm cơ hội tranh vé dự Ô-lim-pích 2020 vì đó là cột mốc chưa một tay đấm nữ nào của chúng ta làm được từ trước đến nay.
Sự kiện võ sư Flores sang Việt Nam giao đấu, thách thức một số cao thủ đã dấy lên làn sóng tranh luận về khả năng thực chiến của võ thuật Việt Nam. Lâu nay, chúng ta đã nghe nói nhiều về các huyền thoại, công phu đặc dị, nhân vật kiệt xuất của võ thuật Việt Nam, các môn võ bí truyền, các bài quyền độc đáo… Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”, công chúng luôn khát khao được chứng kiến khả năng thực chiến của võ Việt trên sàn đấu, với những đối thủ có thực lực và sẵn sàng giao đấu như Flores. “Hiệu ứng Flores” càng có sức lan tỏa, nhất là sau sự kiện chấn động làng võ Trung Quốc: Đấu sĩ MMA Từ Hiểu Đông đánh gục võ sư Thái Cực Quyền Ngụy Lôi chỉ trong vòng 20 giây. Nhiều người bàng hoàng nhận ra những điểm yếu “chết người” của võ truyền thống, cũng như sự khác biệt trời vực giữa những đường quyền biểu diễn hoa mĩ, giữa phim ảnh và thực tế khốc liệt trên sàn đấu. Mục tiêu của võ thuật, xét ở phương diện đại chúng, phải hướng đến khả năng ứng dụng, khả năng thực chiến; còn nếu chỉ múa may cho đẹp thì không có nhiều giá trị.
Đó là khẳng định của HLV Nguyễn Đức Thắng trong trận đấu chiều mai (28.2) trên sân Vinh khi đối đầu với đội bóng Johor Darul Ta'zim của Malaysia tại lượt trận thứ 2 AFC Cup 2018. Tại cuộc họp báo trước trận đấu được tổ chức trưa nay (27.2), ông Raul Longhi, người vừa nhận vai trò dẫn dắt đội Johor Darul Ta'zim của Malaysia thay thế HLV Ulisses Morais vừa bất ngờ từ chức, nhận định, SLNA là đội bóng mạnh không dễ đánh bại. Đội trưởng Safiq Rahim của CLB Johor Darul Ta'zim đánh giá, SLNA là đội bóng mạnh: “Tôi đánh giá cao SLNA, đây là trận đấu không dễ dàng cho chúng tôi”. Thủ môn Trần Nguyên Mạnh đang phải nghỉ vì dính chấn thương nặng, Quế Ngọc Hải mang băng đội trưởng SLNA. Trả lời phóng viên về đối thủ phải chạm trán vào ngày mai, Quế Ngọc Hải, nói anh chưa biết nhiều về đội bóng này. “Tôi biết đó là một đội bóng mạnh, nhưng chưa am hiểu nhiều về họ. Đội này có nhiều cầu thủ ngoại đá rất tốt và nhiều cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia”. Về mục tiêu trong trận đấu ngày mai, Ngọc Hải nói: “Chúng tôi đặt mục tiêu cho mình là rất cao và muốn cống hiến cho khán giả một trận đất hay, đẹp”.
BÓNG ĐÁ VÀ CÁC TIN LIÊN QUAN
VOH HAGL tham dự mùa 2018 với đội hình trẻ nhất lịch sử CLB
Nhìn vào danh sách đăng ký tham dự V-League 2018, đội bóng phố Núi chỉ có duy nhất một gương mặt nội mới là hậu vệ Văn Hạnh (1996), vừa cùng U21 HAGL đăng quang giải U21 Quốc gia Báo Thanh Niên 2017. Xét về độ tuổi, sau khi đã chia tay Tô Vĩnh Lợi và Tạ Thái Học, HAGL không còn cầu thủ nào lứa 8x trong đội hình. Cầu thủ lớn tuổi nhất của đội chủ sân Pleiku hiện tại là cựu thủ môn U23 Việt Nam Phạm Văn Tiến (1993). Bốn cầu thủ lớn tuổi tiếp theo sinh năm 1994 là Lê Đức Lương, Nguyễn Tăng Tiến cùng hai ngoại binh Kim Jin-seo và Rimario. Cầu thủ trẻ nhất của HAGL theo danh sách đăng ký là tiền đạo Đinh Thanh Bình (1998) - cựu tuyển thủ U20 Việt Nam tham dự VCK U20 World Cup 2017. Trong danh sách của U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á có đến 6 cầu thủ HAGL là: Xuân Trường, Công Phượng, Văn Thanh, Ngọc Quang, Văn Toàn, Hồng Duy. Trước đó, 3 cầu thủ là Tuấn Anh, Minh Vương và A Hoàng cũng đã có tên trong đội U23 Việt Nam nhưng sau đó bị trả về do chấn thương.
Công ty Cổ phần bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của bản hợp đồng trước khi tiến hành lễ ra mắt, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 6-3-2018 tại TPHCM. Mối lương duyên giữa VPF và Nutifood sẽ đánh dấu một giai đoạn mới của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam khi có nhiều doanh nghiệp trong nước đã cùng tìm đến để đồng hành với bóng đá Việt Nam. Trong đó, công ty Nutifood xác định chung sức cùng VFF, VPF ngay từ trước khi diễn ra VCK giải U23 châu Á 2018, thời điểm mà hình ảnh của bóng đá Việt Nam khá lắng từ sau thất bại ở SEA Games 29 cũng như V-League 2017. Đó mới là điểm cộng của công ty Nutifood với bóng đá Việt Nam so với nhiều thương hiệu khác.
Trận giao hữu giữa CLB Bình Phước và HAGL nhằm chào mừng sân Bình Phước khai trương dàn đèn chiếu sáng mới diễn ra chiều 27-2 đã chứng kiến kỷ lục về khán giả theo dõi một trận đấu tại tỉnh này khi có hơn 20.000 người chen kín sân bóng. Thậm chí, hàng chục khán giả đã bất chấp nguy hiểm để trèo lên các hàng rào, bắt buộc lực lượng an ninh phải liên tục nhắc nhở. Tuy nhiên, do số lượng CĐV đến sân quá đông nên hàng trăm người đã tràn xuống ngồi ở đường piste để cổ vũ cho các cầu thủ. Hiệu ứng từ thành công của U23 Việt Nam, nhất là sự góp mặt của 6 cầu thủ đang chơi cho HAGL là Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường, Văn Thanh, Hồng Duy và Châu Ngọc Quang đã thu hút người hâm mộ ở Bình Phước đến sân.
Chiều nay, Thanh Hóa bước vào trận đấu thứ 2 trong khuôn khổ AFC Cup 2018 gặp đội chủ nhà Yangon United, và đã bị thua ngược 1-2 khá đáng tiếc. Trong trận đấu này, đội bóng xứ Thanh đã nhập cuộc với đội hình mạnh nhất với 3 ngoại binh và 2 tuyển thủ U23 Văn Đại và Tiến Dũng. Thanh Hóa chiếm ưu thế ngay sau tiếng còi khai cuộc và nhanh chóng cụ thể hóa ưu thế đó bằng bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 6 của đội trưởng Omar sau đường chuyền của tân binh Edward Ofere. Bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, Thanh Hóa phải trả giá bằng bàn thua ở phút thứ 88. Hàng thủ đội bóng xứ Thanh chơi thiếu tập trung để Sylla xé toang trước khi chọc khe tinh tế cho cầu thủ vào sân thay người Aee Soe dứt điểm chính xác hạ gục thủ môn Bùi Tiến Dũng. Phung phí quá nhiều cơ hội, Thanh Hóa đã để thua ngược đội chủ nhà Yangon United và đành trắng tay rời sân.
Có nhiều HLV thú nhận sẽ rất khó xử cho họ trong việc điều hòa sử dụng các cầu thủ vừa khoác áo U-23 Việt Nam (VN) dẫu nhiều gương mặt ở mùa trước còn mài đũng quần trên ghế dự bị. Nguyên do CLB cần thử lửa các cầu thủ trẻ để tạo sự kế thừa chỉ là một phần, còn lại chủ yếu do yêu cầu từ nhà tài trợ lẫn trào lưu hâm mộ đòi hỏi. Trong khi đó, rất nhiều tuyển thủ khoác áo U-23 VN không phải ai cũng có thể chơi ở đấu trường V-League. Ngoại trừ một số cầu thủ HA Gia Lai từng có hơn hai mùa lăn lộn, hầu hết đều rất chật vật tìm một chỗ đứng ổn định trong đội hình ra quân. Ngay cả CLB Hà Nội, ngoại trừ Duy Mạnh và thấp hơn là Quang Hải còn có tần suất đá chính nhiều, các đồng đội khác như Văn Hậu, Đức Huy, Thành Chung, Thái Quý vẫn chưa phải là chọn lựa tối ưu của HLV Chu Đình Nghiêm. Cũng như ở trận Siêu cúp mới đây, người xem cả trước, trong và sau 90 phút chỉ “bu đen bu đỏ” hai cầu thủ trẻ Văn Đức và Xuân Mạnh vừa trở về từ U-23 VN dẫu cả hai đều chơi chưa đúng sức mình. Các HLV sẽ đau đầu về việc sử dụng cầu thủ U-23 trong đội hình không đồng nghĩa với gặt hái thành tích ở CLB tại đấu trường V-League. Nó giống như con dao hai lưỡi, giữa một bên là nhà tài trợ và người hâm mộ cần sự xuất hiện của họ và một bên là yếu tố phù hợp với ý đồ chiến thuật của ban huấn luyện.
"Về nước, điều tôi thích nhất chính là câu “ Hãy lan tỏa hiệu ứng U 23 trong mọi lĩnh vực” mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi. Nhưng rất tiếc, hiệu ứng U 23 có thể chỉ dừng ở bóng đá, và thế là hết", Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa tâm sự. Giá như chúng ta biết làm thế nào để nhiều cầu thủ chúng ta có thể ra nước ngoài, dù là học tập hay thi đấu hơn nữa. Phải chăng chúng ta đã đánh mất cơ hội này? Nếu Bùi Tiến Dũng và Văn Đại mà mỗi năm đá có 10 trận thì còn gì là thành viên đội tuyển quốc gia? Lãng phí nguồn lực vô cùng lớn. Sao cầu thủ quốc gia cơ này không cho sang đội chuyên nghiệp đá, hoặc cho mượn đá để duy trì phong độ nhỉ?
Trung tâm Thông tin TDTT