THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
Hà Nội mới Phát triển một số môn Olympic ở Việt Nam: Cần cái nhìn dài hạn
Trong chương trình thi đấu của Olympic, một số môn từ lâu đã được đánh giá là phù hợp với tố chất của người Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Thực tế, muốn có nhiều hơn số đoàn tham dự những môn như thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật hay nhảy cầu cũng không dễ, đòi hỏi các nhà quản lý phải có cái nhìn dài hạn. Từ nhiều năm nay, vẫn chỉ có 4 đội tham dự Giải vô địch Thể dục dụng cụ toàn quốc, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quân đội. Còn ở cấp độ giải trẻ, phải đến 3 năm gần đây, ngoài 4 đoàn trên mới xuất hiện thêm đoàn Cần Thơ. Với Giải vô địch Thể dục nghệ thuật toàn quốc gần đây nhất cũng vậy, chỉ có 3 đội tham dự, trong đó Hà Nội có 2 đội. Môn thể thao này dù phát triển mạnh ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore nhưng lại khó phát triển tại Việt Nam. Đến nay, chỉ còn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đầu tư cho môn thể thao này. Có thể khẳng định rằng, vấn đề mấu chốt nhất để phát triển lực lượng những môn này chính là ở tư duy quản lý. Ông Nguyễn Hồng Minh cho hay, đào tạo một vận động viên thể dục dụng cụ phải mất ít nhất 8 năm mới có thể tham gia thi đấu.
Hôm nay 2.12, 24 đội bóng chuyền (12 nam, 12 nữ) sẽ khởi tranh vòng 2 và sau đó là vòng chung kết xếp hạng giải VĐQG 2017 tại Tây Ninh và Đắk Lắk. Đây là mùa giải đầu tiên thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng giải VĐQG bằng biện pháp giảm số đội thi đấu từng năm, để đến năm 2021 chỉ còn 16 đội (8 nam, 8 nữ). Cụ thể, hết mùa 2017 này, sẽ có 4 đội (2 nam, 2 nữ) phải xuống hạng A và chỉ có 2 đội (1 nam, 1 nữ) lên thi đấu ở giải VĐQG 2018. Ở cuộc đua tranh ngôi vô địch nam, ngoài đương kim vô địch Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Becamex Quân đoàn 4, còn có các ứng viên CLB TP.HCM vừa đoạt siêu cúp và Tràng An Ninh Bình vẫn còn chủ công nhập tịch Nguyễn Văn Đa (Kitsada Somkane) và VĐV cao nhất giải Cù Văn Hoàn. Về nữ, tranh chấp vị trí số 1 có thể là ĐKVĐ Ngân hàng Công thương và VTV Bình Điền Long An với chủ công số 1 VN Trần Thị Thanh Thúy vừa từ Đài Bắc Trung Hoa trở về.
BÓNG ĐÁ VÀ CÁC TIN LIÊN QUAN
Chiều 1.12, tại Hội nghị Ban chấp hành VFF, theo kết quả biểu quyết 21/22 uỷ viên Ban chấp hành VFF không đồng ý để bầu Đức rút khỏi vị trí Phó Chủ tịch VFF. Trước đó, sau thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29, bầu Đức đã xin rút khỏi vị trí Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF. Tại Hội nghị Ban chấp hành VFF lần thứ 11 diễn ra chiều 1.12, các uỷ viên đã tiến hành biểu quyết về lá đơn xin từ chức của bầu Đức. Tuy nhiên, theo kết quả biểu quyết, có 21/22 Ủy viên Ban chấp hành VFF không đồng ý cho bầu Đức từ chức. Phó Chủ tịch VFF Nuyễn Xuân Gụ cho biết: “Anh Đức là người có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam, đó là điều tất cả Ủy viên Ban chấp hành VFF đều ghi nhận. Bởi vậy, đa số ý kiến đều động viên anh Đức tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới hết nhiệm kỳ VII. Vào tháng 3.2018, khi Đại hội VIII bầu nhân sự mới, anh Đức khi đó muốn nghỉ sẽ không ai ngăn cản”. Như vậy, bầu Đức vẫn sẽ tại vị chức Phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính. Tương lai của ông bầu phố Núi chỉ có thể quyết định tại đại hội VFF nhiệm kỳ VIII.
Dù không còn Châu Ngọc Quang và Hồng Duy trong đội hình, U21 HAGL vẫn dễ dàng đánh bại U21 Huế để giành vé đầu tiên của bảng B vào bán kết giải U21 Quốc gia 2017. Thắng trận thứ 2 liên tiếp, U21 HAGL là đội đầu tiên ở bảng B giành vé vào vòng bán kết và nhiều khả năng ở lượt trận cuối, họ sẽ phân ngôi nhất nhì với U21 Viettel. Còn U21 Huế, sau 2 trận thua đã theo chân U21 PVF rời cuộc chơi ngay từ vòng bảng.
Hội thảo “Tương lai bóng đá Việt” do báo Người Lao Động tổ chức với mục đích mở ra một cánh cửa để những nhà làm bóng đá, những người có kinh nghiệm, có chất xám… được nói lên tiếng nói của mình một cách công khai. Nhưng thật đáng buồn và đáng suy gẫm khi hội thảo đấy giờ chót lại vắng mặt rất nhiều thành viên, đặc biệt là những người đang làm bóng đá và đang có nhu cầu đóng góp bằng suy nghĩ lẫn tiếng nói của mình. Một thành viên của ban tổ chức chia sẻ đầy bức xúc: “Ban đầu Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nhận lời tham dự hội thảo nhưng giờ chót không hiểu vì lý do gì ông này lại rút lui. Tương tự, ban tổ chức đã gửi thư mời từ trước đó rất lâu đến lãnh đạo các đội bóng chuyên nghiệp, bởi hơn ai hết họ làm thì sẽ nhìn ra rất rõ và có những đóng góp thiết thực. Thế mà cuối cùng chẳng có đại diện CLB nào, thậm chí là tổ chức tại TP.HCM mà lãnh đạo hai CLB TP.HCM lẫn Sài Gòn cũng không đến dự. Tiếc nhất là HLV Phan Thanh Hùng của Than Quảng Ninh lúc đầu thông báo sẽ tham dự và đóng góp một tham luận với chủ đề “bóng đá sạch” nhưng giờ chót HLV này xin lỗi vì lý do riêng nên không thể dự…
Thành công vượt trội ở các giải đấu trẻ trong vòng nửa thập kỷ qua nhưng PVF đang gặp vấn đề lớn khi những cầu thủ trẻ không thể tái lập thành tích tương tự khi lên cấp độ cao hơn. Việc U21 PVF bị loại sớm khỏi VCK U21 QG 2017 là cú sốc với những người quan tâm bóng đá nội, đặc biệt khi nhìn vào những con số thống kê “khủng” của họ ở các giải trẻ trước đó. Trong năm nay, PVF đã thống trị sân chơi quốc nội ở các giải U15 và U17 QG. Tại VCK đang diễn ra ở Bình Dương, PVF là đội duy nhất có HLV ngoại đến từ nền bóng đá phát triển về dẫn dắt. HLV Andy Preece là sản phẩm của PVF khi hợp tác với đối tác lừng danh Manchester United. Tuy nhiên, lần trải nghiệm giải đấu trẻ đầu tiên khi làm việc ở môi trường mới với HLV Andy thực sự đáng quên. Với thất bại vừa qua, có lẽ người của PVF cũng đã đoán định được tương lai và họ có nguyên do để hợp tác cùng M.U nhằm không phung phí sản phẩm mình cất công đào tạo.
HLV từng đưa U16 Việt Nam lọt vào vòng chung kết giải bóng đá U.16 châu Á 2016 Đinh Thế Nam sẽ tái xuất trong vai trò HLV trưởng đội tuyển U19 Việt Nam dự giải U21 quốc tế Báo Thanh Niên lần thứ 11 năm 2017. Theo kế hoạch đội U19 Việt Nam sẽ tập trung tại Bình Dương ngày 8/12 và di chuyển xuống Cần Thơ từ ngày 9/12 để tập luyện. Cũng như đội tuyển chọn U21 Việt Nam, tuyển U19 Việt Nam chỉ có 3 ngày huấn luyện trước khi bước vào trận đầu tiên vào ngày 12/12 gặp U21 Myanmar.
Trong lần tập trung này, ban huấn luyện của đội tuyển không có gương mặt quen thuộc là HLV Martin Forkel. Thay thế chuyên gia người Đức trong vai trò HLV thể lực của đội tuyển là ông Bae Ji Won, đồng hương của HLV trưởng Park Hang Seo. Bên cạnh đó, vị trí trợ lý ngôn ngữ của đội tuyển cũng có sự thay đổi. Ông Han Young Kuk làm thay ông Lê Huy Khoa, người sát cánh cùng HLV Park Hang Seo trong đợt tập trung ĐTQG cách đây vài tuần. Trợ lý Han là người từng gắn bó với bóng đá Việt Nam 10 năm khi còn thi đấu cũng như làm HLV cho đội Vĩnh Long. Dù nói được tiếng Việt nhưng ông Han Young Kuk đương nhiên có nhiều bất tiện hơn so với ông Lê Huy Khoa khi giúp HLV Park Hang Seo giao tiếp. "Ông ấy là người Hàn nên nói tiếng Việt không rõ ý bằng trợ lý Lê Huy Khoa", tiền đạo Công Phượng chia sẻ sau buổi tập.
Gặp lại U15 Johor Darul Ta'zim của Malaysia ở trận chung kết, U15 PVF có trận đấu khó khăn hơn nhiều so với vòng bảng. Đội bóng của lò đào tạo tỷ phú Phạm Nhật Vượng phải rất nỗ lực mới đánh bại đối thủ bằng bàn thắng duy nhất của Quốc Hoàng để giành chức vô địch ICC Cup. Chức vô địch mà thầy trò HLV Hứa Hiển Vinh vừa giành được ở Singapore là chức vô địch thứ 2 liên tiếp trong vòng 2 tuần qua của U15 PVF. Trước đó tại giải tứ hùng nhân dịp khánh thành trung tâm PVF mới ở Văn Giang, Hưng Yên, U15 PVF cũng đã giành chức vô địch sau khi đánh bại những đội mạnh là U15 Stoke City (Anh) và U15 Central Coast Mariners (Australia).
Khi chiếc Cúp quốc gia được trao cho chủ nhà SLNA cũng là thời điểm khép lại mùa giải 2017. Thành công hay thất bại? xin nhường lời cho các nhà quản lý chuyên môn, nhưng rõ ràng thay đổi là yêu cầu có thật vào lúc này. Ngoại trừ... thất bại của đội tuyển U22 quốc gia tại SEA Games 29, có thể nói 2017 là một năm thành công của bóng đá Việt Nam nếu nhìn vào bảng thành tích. Mở đầu là 1 điểm lịch sử của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn tại FIFA U20 World Cup tại Hàn Quốc, điều mà chưa nền bóng đá nào trong khu vực làm nổi. Hơn 1 ngày sau trận chung kết lượt về Cúp quốc gia, tại Hà Nội, VFF sẽ tổ chức Đại hội thường niên nhằm tổng kết lại 1 năm đã qua. Như đã đề cập, thành công hay thất bại xin nhường lời cho các nhà quản lý chuyên môn, nhưng nếu Đại hội này được xem là bước chuẩn bị đầu tiên cho Đại hội Liên đoàn vào năm sau, thì điều cần nhất lúc này là sự thay đổi từ tư duy đến con người để tạo ra bước phát triển thực sự bền vững hơn.
Ngày 1-12, VFF họp ban chấp hành để quyết nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ sẽ diễn ra một ngày sau đó, đồng thời xem xét lá đơn từ chức của Phó Chủ tịch phụ trách tài chính Đoàn Nguyên Đức. Nguyện vọng xin rút được "bầu" Đức đề đạt ngay sau khi U23 Việt Nam thất bại tại SEA Games 29 cuối tháng 8 vừa qua, tuy nhiên theo điều lệ, việc xét đơn này phải do ban chấp hành VFF quyết định. Thông tin thêm về sự kiện này, Phó Chủ tịch truyền thông VFF Nguyễn Xuân Gụ cho biết tại cuộc họp, ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục bày tỏ nguyện vọng xin rút, ban chấp hành đã thuyết phục ở lại song Chủ tịch CLB HAGL vẫn kiên quyết xin nghỉ. "Vì vậy, ban chấp hành phải tiến hành biểu quyết. Kết quả, 99% biểu quyết giữ anh Đức ở lại. Dù rất muốn nghỉ nhưng đã “đầu hàng” sự tín nhiệm của ban chấp hành và tiếp tục công việc đến hết nhiệm kỳ của mình", Phó Chủ tịch VFF Nguyễn Xuân Gụ cho biết.
Có rất nhiều thầy ngoại lẫn nội sở hữu đầy đủ, thậm chí là cao hơn những tiêu chí chọn HLV cho các đội tuyển quốc gia của VFF nhưng cuối cùng vẫn 'gãy' không phải vì… tiêu chí. Không khó nhìn ra kiểu khoán trắng đội tuyển của VFF cho mỗi ông thầy (cả nội lẫn ngoại) cùng chỉ tiêu vô địch Đông Nam Á (SEA Games hoặc AFF Cup). Cái chỉ tiêu ấy như một thước đo thành - bại, giỏi - dở của HLV các đội tuyển nhưng bản thân VFF lại thiếu sâu sát hoặc không đủ năng lực giám sát, tư vấn, thẩm định… để đến khi lặp lại thất bại thì ngồi lại đổ hết cho người đã từ chức. Sau cuộc chơi SEA Games 29, ai cũng thấy có một thất bại lớn nhất của bóng đá Việt Nam bởi sự tồn tại dai dẳng của những con người cũ trong ngôi nhà VFF suốt gần hai nhiệm kỳ qua!
Trung tâm Thông tin TDTT