Trong thời gian tới, ngành TDTT tỉnh Bắc Ninh đang tập trung định hướng, phát huy tính tự chủ, tăng cường phát triển hơn nữa các CLB thể thao trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, phát huy tổng hợp thế mạnh về nhận thức của nhân dân, đặc biệt quan tâm tới sự ủng hộ, giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ qua đó động viên tuyên truyền, khơi dậy sức mạnh từ cơ sở...
Đặc biệt, tại một số giải thi đấu thể thao được được tổ chức trong những dịp Lễ, Tết... đã được nhân dân địa phương tự nguyện đóng góp kinh phí để tổ chức thi đấu, giao lưu các môn thể thao thế mạnh, truyền thống như: Vật, Cờ tướng, Cầu lông, Bóng bàn... Qua đó, hàng năm đã phát hiện cung cấp, bổ sung nguồn VĐV tương đối lớn cho đội tuyển TDTT của tỉnh, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển phong trào TDTT tỉnh một cách sâu rộng cả bề rộng cũng như bề sâu.
Hàng năm, để đảm bảo cho công tác xã hội hoá TDTT của tỉnh được hiệu quả các Sở, ban, ngành, đoàn thể nhân dân đã quan tâm đúng mức về cơ sở vật chất (nhà thi đấu, sân vận động...). Bên cạnh, các cơ sở TDTT công lập, rất nhiều trung tâm TDTT do các tư nhân, doanh nghiệp đầu tư, kinh phí hàng chục tỷ đồng cho công tác đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu tập luyện, vui chơi thể thao của đông đảo quần chúng nhân dân, tiêu biểu như: Trung tâm TDTT Nam Hồng, Hanaka...
Mỗi năm, toàn tỉnh có hàng trăm giải thể thao ở các cấp được tổ chức với quy mô và chất lượng ngày càng cao, hàng trăm mô hình hội, nhóm, CLB TDTT được thành lập và hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Hy vọng với lợi thế là một trong những tỉnh phát triển khá toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là số lượng Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tương đối lớn cũng như sự quan tâm của các Sở, ban, ngành, UBND tỉnh, chắc chắn Bắc Ninh sẽ có những bước tiến dài hơn trong công tác xã hội hoá TDTT nói riêng cũng như ngành TDTT tỉnh trong những năm tiếp theo.
N. Hương