Theo đó, sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch tuyên truyền CCHC năm 2023 đó là:
Thông tin đầy đủ, liên tục về quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác CCHC; các kết quả nổi bật trong công tác này trên các lĩnh vực. Tuyên truyền kết quả thực hiện các nhiệm vụ về CCHC của ngành, của tỉnh. Thông tin, tuyên truyền điểm đột phá, sáng tạo, mô hình mới, cách làm hay của tổ chức, tập thể trong cải cách hành chính; các tấm gương cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ứng xử văn minh, có trách nhiệm tận tụy, có tinh thần, thái độ đúng mực trong phục vụ nhân dân; các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc được khen thưởng trong công tác CCHC. Hình thức thông tin đa dạng, phong phú, kết hợp giữa tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền lưu động…
Cùng với đó, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cung ứng dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL, qua đó rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản QPPL, đảm bảo phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý nhà nước lĩnh vực VHTTDL..
Đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực VHTTDL. Thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước lĩnh vực VHTTDL cho cán bộ cơ sở.
Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn của đơn vị như tuyên truyền lưu động, xe thư viện lưu động. Triển khai, phổ biến kịp thời các văn bản QPPL trên Trang Thông tin điện tử, các Website của đơn vị...để công chức, viên chức và nhân dân biết và thực hiện.
Đảm bảo 100% số TTHC được niêm yết công khai và cập nhật đúng, đầy đủ, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và trên Trang Thông tin điện tử của Sở theo đúng quy định.
Tổ chức rà soát để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, gây vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng TTHC.
Phấn đấu 100% hồ sở TTHC được giải quyết trước hạn và đúng hạn; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của bộ phận thường trực của Sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, rút ngắn tối đa thời gian tiếp nhận và giải quyết các TTHC để tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Phấn đấu 100% tổ chức cá nhân đánh giá công tác giải quyết TTHC của Sở ở mức “Rất hài lòng” và “Hài lòng”.
Thường xuyên cử công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC của các phòng chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC do tỉnh, Bộ VHTTDL tổ chức.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, nhân sự các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc theo chủ trương của Trung ương, của tỉnh và các quy định hiện hành. Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo quy định. Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác tuyển dụng công chức, viên chức theo kế hoạch chung của tỉnh.
Triển khai hướng dẫn, thẩm định đối tượng tinh giản biên chế trong năm 2023 của Sở. Cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về CCHC do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành... tổ chức.
Thực hiện đúng các quy trình về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức. Phát huy quy chế dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành kỷ luật công vụ tại các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc.
Tiếp tục thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tiếp tục xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, phương án giá dịch vụ sự nghiệp công của một số dịch vụ công lĩnh vực văn hóa. thể thao, du lịch… Triển khai thực hiện có hiệu quả và đúng quy định về phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện nghiêm công tác quản lý và sử dụng tài sản công.
Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) tại Sở đạt 97%; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định.
Tiếp tục triển khai 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, dịch vụ công toàn trình. Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt trên 50%.
Tiếp tục triển khai hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả gải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; tiết kiệm chi phí thời gian và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân trong quá trình thực hiện các TTHC theo quy định.
Duy trì, cải tiến việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của Sở trong năm 2023. Phát huy ngày càng mạnh mẽ nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân và các tổ chức đối với cơ quan hành chính, với công chức của Sở VHTTDL.
Đặc biệt, trong thời gian tới, ngành VHTTDL Yên Bái sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn Ngành đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; ưu tiên nguồn lực để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian vừa qua, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Chiến lược của tỉnh về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Nghị quyết số 51- NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU, triển khai Mô hình chuyển đổi số đặc trưng Yên Bái - Chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn.
Theo đó, hướng đến 100% tỷ lệ hồ sơ trực tuyến dịch vụ công trực tuyến chỉ yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện; 100% công chức, viên chức, người lao động của Sở VHTTDL có một kho dữ liệu số cá nhân và chỉ phải cập nhật một lần các văn bản, giấy tờ liên quan tới công tác cán bộ (như sao y lý lịch, bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…) và được chia sẻ, sử dụng liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh khi có yêu cầu.
Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành được cài đặt và sử dụng app “Sổ sức khỏe điện tử” nhằm theo dõi thông tin khám, chữa bệnh và đặt khám bệnh từ xa.
Phấn đấu 100% công chức, viên chức sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang.
100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% các giao dịch thuộc lĩnh vực quản lý của Sở VHTTDL trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50%; Tối thiểu 86% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 72% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 48% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
80% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, an toàn thông tin; 30% công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức; 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
KC