Để từng bước nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), ngành VHTTDL tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như đội ngũ cán bộ công chức, viên chức,người lao động và sự tham gia của người dân vào lĩnh vực của ngành.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện dân chủ cơ sở, trong đó chú trọng tuyên truyền Kết luận số 120-KL khóa XI “về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuyên truyền, triển khai các hình thức tích hợp (công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người dân đứng đầu cơ quan, đơn vị, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp, tiếp xúc với nhân dân…) qua đó để lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp, nguyện vọng, phản ánh kiến nghị liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, chính sách của Trung ương cũng như của địa phương. Tập trung tổ chức tốt các cuộc đối thoại doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi tổ chức tham gia thảo luận, theo dõi, giám sát.
Thực hiện niêm yết đăng công khai 100% các TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Sở trên Trang Thông tin điện tử của Sở và Cổng dịch vụ công của tỉnh. Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ của ngành để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; đăng công khai các văn bản QPPL trên Trang Thông tin điện tử của Sở.
Thực hiện đúng các quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách của Sở; Hình thức công khai phải thuận tiện, phù hợp để công chức, viên chức và người lao động của Sở có thể tiếp cận, giám sát; Kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định trong quản lý tài chính, tài sản công.
Triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân, bố trí đầy đủ người đúng chức trách, đủ thẩm quyền tiếp công dân; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đảm bảo lịch trực tiếp công dân định kỳ theo quy định; Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức tiếp công dân, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghiệp vụ của đội ngũ công chức tiếp công dân theo thẩm quyền; thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn đối với các nội dung phải giải trình với người dân theo quy định.
Tăng cường cử công chức, viên chức đi cơ sở để kịp thời thông tin chủ trương, chính sách, pháp luật và giải trình, giải thích những vấn đề nhân dân có phản ánh kiến nghị. Thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để công chức, viên chức và người lao động biết, thực hiện và giám sát, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan.
Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, Ban Thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hiện tốt các chính sách và cơ chế bảo vệ công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của Sở, của tỉnh trên Cổng TTĐT của Sở. Đảm bảo 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh;
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình phụ trách. Thực hiện nghiêm túc việc kê kai tài sản, thu nhập cá nhân theo quy định.
Thường xuyên khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công do Sở cung cấp để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tổ chức và cá nhân. Kiểm tra về công vụ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm như: Sách nhiễu gây khó khăn cho người dân hoặc lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi cá nhân…
Tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm tối đa các TTHC không phù hợp, không cần thiết, kịp thời cập nhật, công bố, công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính. Niêm yết công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử của Sở, đơn vị và tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC.
Phối hợp với Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm GQTTHC, nhất là trách nhiệm của công chức thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả cho người dân, tổ chức; hạn chế việc trả hồ sơ trễ hẹn, khi để xảy ra tình trạng hồ sơ trễ hẹn cần phải thực hiện nghiêm việc xin lỗi và xử lý trách nhiệm nếu đó là hành vi gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, cá nhân.
Hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ chức đánh giá sự hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đoàn thể trong xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc để giữ gìn sự bình yên trong gia đình và cộng đồng dân cư; Kịp thời cung ứng các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành quản lý, trong đó tập trung nâng chất các dịch vụ sự nghiệp công được quy định tại Quyết định số 156/QĐTTg ngày 29/01/2022 Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân; Tuyên truyền về thực trạng, nguy cơ, tác động từ ô nhiễm môi trường từ cuộc sống con người; Trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, việc phân loại chất thải. Tiếp tục phát huy hiệu quả từ cuộc thi Xanh – Sạch –Đẹp trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; Khai thác, phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động, quản lý điều hành, hoàn thiện các mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử. Tăng cường thông tin tuyên truyền để thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp truy cập Trang TTĐT của Sở và của tỉnh để khai thác các thông tin về chế độ chính sách, pháp luật, các lĩnh vực của ngành triển khai…
Thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống văn bản (trừ văn bản mật); Thay văn bản điện tử cho văn bản giấy trong điều hành và xử lý công việc. Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, tích hợp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần; tăng cường thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến.
Cùng với đó, Sở sẽ tiếp tục triển khai Chiến dịch “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo đó, mục tiêu đến cuối năm 2023 đưa Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến đạt 90%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 90%; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 80% đối với hồ sơ có thu phí, lệ phí.
Tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đến tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người thân trong gia đình tham gia sử dụng. Quán triệt đến công chức, viên chức phụ trách tham mưu TTHC hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, người dân nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến đối với các TTHC có yêu cầu thực hiện thanh toán phí, lệ phí thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
Kết quả giải quyết TTHC phải thực hiện trình ký số trên hệ thống IOFFICE để đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu số hóa kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định.
Hiện, danh mục TTHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đang còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp là 154 TTHC, cụ thể như sau: Cấp tỉnh: 132 thủ tục; Cấp huyện: 17 thủ tục (gồm 15 thủ tục cấp huyện và 02 thủ tục dùng chung cấp tỉnh cấp huyện); Cấp xã: 07 thủ tục.
|
KC