You must configure this module first via "Module Settings"

Tuyên Quang với công tác xã hội hoá TDTT

Phong trào thi đua được phát động rộng khắc trong cán bộ công chức, viên chức, lực lượng này là nòng cốt để thực hiện công tác xã hội hóa TDTT. Nhiều Sở, Ban, Ngành trong tỉnh tổ chức giải thể thao truyền thống của ngành từ sơ sở đến tỉnh, thu hút hàng ngàn vận động viên là cán bộ, công chức tham gia.

Phong trào thi đua được phát động rộng khắc trong cán bộ công chức, viên chức, lực lượng này là nòng cốt để thực hiện công tác xã hội hóa TDTT. Nhiều Sở, Ban, Ngành trong tỉnh tổ chức giải thể thao truyền thống của ngành từ sơ sở đến tỉnh, thu hút hàng ngàn vận động viên là cán bộ, công chức tham gia. Hiện nay có khoảng 80% số cơ quan, đơn vị có sân chơi, bãi tập, cá biệt có cơ quan có nhà tập luyện thể thao để tập luyện hàng ngày và tổ chức thi đấu giao hữu vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ, ngày tết.

Chỉ tính từ năm 2000 đến năm 2004, số người luyện tập thể dục thường xuyên tăng từ 12% lên hơn 17%; số gia đình thể thao tăng từ 6,8% lên 15%; số câu lạc bộ TDTT tăng từ 150 câu lạc bộ lên 215 câu lạc bộ; số đội thể thao tăng từ 1800 đội lên 3000đội....Nổi bật là số giải thể thao được tổ chức ở cấp xã, phường tăng từ 300 giải lên 500 giải, theo đó số sân chơi bãi tập tăng từ 1600 sân lên hơn 2000 sân.

Phong trào luyện tập TDTT đối với người cao tuổi, với phương châm "Sống vui, sống khỏe, sống có ích" đã và đang được các câu lạc bộ người cao tuổi hưởng ứng. Những môn thể thao như: cầu lông, bóng bàn, cờ tướng và thể dục dưỡng sinh thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia. Bên cạnh đó, các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông lại thu hút thanh thiếu niên tham gia. Phong trào luyện tập các môn thể thao trên, không chỉ phát triển ở thị xã, thị trấn, mà phong trào còn phát triển rộng khắp đến nông thôn.

Phong trào rèn luyện thân thể trong lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội) có đến 95% số cán bộ, chiến sỹ tham gia tập luyện các môn thể thao, trong đó phong trào "chiến sỹ khỏe" đối với lực lượng Công an được duy trì thường xuyên, qua kiểm tra có 92% cán bộ chiến sỹ đạt tiêu chuẩn. Trong số đó, nhiều cán bộ, chiến sỹ tham gia thi đấu giải của ngành, của tỉnh và tham gia thi đấu giải ngành toàn quốc.

Thể thao trong trường học cũng đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi. Toàn tỉnh có gần 90% số trường thực hiện tốt chương trình giảng dạy nội khóa và 65% số trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa. Cùng với cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm đầu tư, thì đội ngũ giáo viên chuyên trách được tăng cường, đảm bảo chất lượng dạy và học đối với chương trình giáo dục thể chất.

Về đào tạo vận động viên cũng như thành tích thi đấu, Tuyên Quang duy trì khá ổn định và vững chắc. Hiện nay, Tuyên Quang có 56 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia (trong đó có 6 kiện tướng và 50 VĐV cấp 1). Các VĐV như: Nguyễn Thanh Tâm, Chu Đức Hậu môn võ Pencaksilat, Nguyễn Thị Thu môn võ WuShu, Trương Văn Việt môn Điền kinh....đã góp phần vào thành tích chung của đội tuyển quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tuyên Quang còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Trước mắt, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để phong trào phát triển đều khắp; đồng thời, cấp ủy, chính quyền (nhất là ở cơ sở) nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của TDTT đối với các lĩnh vực đời sống - xã hội, từ đó có tác động tích cực đến xã hội hóa công tác TDTT.

Quang Mạnh
 

Ảnh trong bài
  • Tuyên Quang với công tác xã hội hoá TDTT