You must configure this module first via "Module Settings"

Suy nghĩ về Bóng đá chuyên nghiệp trong cơ chế thị trường ở nước ta

Trong suốt quá trình đổi mới, công tác TDTT luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, đời sống xã hội đã được cải thiện nên nhu cầu về tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân ngày một nâng cao, đặc biệt là nhu cầu về Bóng đá. Phong trào tập thể thao trong quần chúng nhân dân ngày càng phát triển sâu, rộng.

Từ năm 1996, sau 10 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta về cơ bản đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội; tình hình kinh tế - xã hội đã đi vào thế ổn định, đất nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.Trong suốt quá trình đổi mới, công tác TDTT luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, đời sống xã hội đã được cải thiện nên nhu cầu về tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân ngày một nâng cao, đặc biệt là nhu cầu về Bóng đá. Phong trào tập thể thao trong quần chúng nhân dân ngày càng phát triển sâu, rộng. Thể thao thành tích cao cũng đã tiến bộ nhanh và bắt kịp trình độ thể thao ĐNA ở nhiều môn, thậm chí có nhiều danh hiệu vô địch châu Á và thế giới. Trong khi đó, thật đáng tiếc cho Bóng đá Việt Nam - là môn thể thao được Nhà nước quan tâm đầu tư, xã hội ủng hộ nhiệt thành - nhưng vẫn chưa lần nào được đăng quang ngôi vô địch ở khu vực ĐNA (chưa nói đến châu Á và thế giới).

Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Bóng đá Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư, đào tạo bài bản từ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Hàng năm, đội tuyển của các lứa tuổi được tham gia thi đấu, nhiều đội tuyển của anh ta đã tham gia các giải khu vực, nhưng thành tích đỉnh cao vẫn còn hạn chế. Bóng đá Việt Nam được LĐBĐ ĐNA, châu Á và thế giới quan tâm, giúp đỡ không chỉ kinh nghiệm mà cả chương trình đào tạo cán bộ, VĐV trẻ, chia sẻ kinh nghiệm về tiếp thị, kêu gọi tài trợ. Từ các khoá BCH LĐBĐ thứ nhất đến nay đều quy tụ hầu hết các cán bộ có chuyên môn Bóng đá, các nhà quản lý kể cả những quan chức có uy tín chính trị - xã hội nên công tác quản lý, tổ chức, điều hành Bóng đá đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nền bóng đá nước nhà từ khi chuyển hướng hoạt động Bóng đá đỉnh cao theo mô hình chuyên nghiệp hoá, đã từng bước thích ứng với cơ chế của nền kinh tế thi trường, lôi cuốn các thành phần kinh tế tham gia, bắt đầu xuất hiện doanh nghiệp làm Bóng đá ; nhờ vậy nguồn tài chính dành cho Bóng đá ngày càng nhiều hơn. Mỗi năm, ở cấp Liên đoàn đã thu hút được vài chục tỷ đồng. Mỗi năm các đội tham gia giải Bóng đá vô địch Quốc gia cũng cần ít nhất 7- 8 tỷ đồng ; nguồn thu của cầu thủ tăng lên rõ rệt ở mỗi mùa giải. Một số CLB do doanh nghiệp trực tiếp quản lý điều hành đang dần dần trở thành doanh nghiệp thể thao hoặc một bộ phận kiểu " công ty con . Như vậy, Bóng đá đỉnh cao vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp hoá bắt đầu có thêm sức mạnh tài chính. Nếu xổ số thể thao được đưa vào kinh doanh (chủ yếu là Bóng đá) thì nguồn tài chính đầu tư cho thể thao và Bóng đá sẽ được gia tăng. Trong tương lai, Nhà nước tiếp tục xem xét các nguồn đầu tư khác từ trong nước và nước ngoài nhưng cơ bản vẫn là cách quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho Bóng đá để các CLB Bóng đá chuyên nghiệp mau chóng trở thành các thực thể kinh tế. Xu hướng đó sẽ phát triển nhanh trong sự đi lên của nền kinh tế nước nhà và mở rộng hội nhập có chiều sâu với quốc tế. Trong cách nhìn nhận Bóng đá đỉnh cao vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp hoá bao giờ cũng có giới hạn là một bộ phận của nền Bóng đá đât nước nhưng lại có vị trí đỉnh cao, tác động tích cực cho Bóng đá các lứa tuổi, các đối tượng, Bóng đá phong trào phát triển.Trong kinh tế, người ta đã dùng khái niệm kinh tế Bóng đá với hàm ý Bóng đá đỉnh cao vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp hoá bắt đầu có thêm sức mạnh tài chính. Nếu xổ số thể thao được đưa vào kinh doanh (chủ yếu là Bóng đá) thì nguồn tài chính đầu tư cho thể thao và Bóng đá sẽ được gia tăng.Trong tương lai, Nhà nước tiếp tục xem xét các nguồn đầu tư khác từ trong nước và nước ngoài nhưng cơ bản vẫn là cách quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho Bóng đá để các CLB Bóng đá chuyên nghiệp mau chóng trở thành các thực thể kinh tế. Xu hướng đó sẽ phát triển nhanh chóng trong sự đi lên của nền kinh tế nước nhà và mở rộng hội nhập có chiều sâu với quốc tế. Trong cách nhìn nhận Bóng đá đỉnh cao vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp hoá bao giờ cũng có giới hạn là một bộ phận của nền Bóng đá đất nước nhưng lại có vị trí đỉnh cao, tác động tích cực cho Bóng đá các lứa tuổi, các đối tượng, Bóng đá phong trào phát triển. Trong kinh tế, người ta đã dùng khái niệm kinh tế Bóng đá với hàm ý Bóng đá đỉnh cao vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp hoá tạo ra những nguồn tài chính lớn đầu tư cho vật chất, kỹ thuật và đóng góp tài chính đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, trong đó nhiều CLB hoạt động như một thực thể kinh tế, lợi nhuận kinh doanh từ Bóng đá chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế vi mô.

Bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta bước vào mùa giải thứ năm, cũng là năm bắt đầu có bản quyền truyền hình với giá trị kinh tế chưa lớn nhưng đã có một cơ chế chính sách mới trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế áp dụng cho Bóng đá. Nay mai, nguồn thu từ xổ số Bóng đá chắc chắn là không nhỏ. Nhưng nguồn thu từ các CLB làm ra chưa nhiều, chủ yếu vẫn là tài trợ, quảng cáo, tiếp thị; nhiều nguồn dịch vụ khác của Bóng đá chưa được khai thác. Bán vé là nguồn thu lớn, nhưng chất lượng thi đấu của Bóng đá đỉnh cao ở nước ta chưa phải là hấp dẫn nên nguồn thu này mang lại chưa nhiều. Có thể nói, hiện nay và trong vài năm tới các CLB Bóng đá chuyên nghiệp chưa thể có lợi nhuận và tích luỹ để tái đầu tư phát triển.Do vậy khái niêm, kinh tế Bóng đá của nước ta mới chỉ là bước đi ban đầu, chưa tới lúc coi Bóng đá là một nghành kinh tế. Khái nhiệm kinh tế Bóng đá không thể làm biến đổi một thiết chế tổ chức xã hội nghề nghiệp của Bóng đá. Tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị - kinh tế Bóng đá là một nghành kinh tế. Khái niệm kinh tế - xã hội của Bóng đá rất to lớn, trong xã hội phát triển đòi hỏi Nhà nước và toàn xã hội nhìn nhận Bóng đá chuyên nghiệp như một thiết chế tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù. Còn Liên đoàn là một tổ chức xã hội nghề nghiệp để nhằm nâng cao trình độ Bóng đá nước ta mang tính dân tộc, khoa học và quần chúng. Kinh tế là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển nhanh, không bao giờ là mục tiêu nếu không sẽ trở thành ngành kinh tế đơn thuần.

Bóng đá đỉnh cao hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp hoá trong nền kinh tế thị trường, là bước chuyển tất yếu, phù hợp xu thế thời đại và quy luật phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản với Bóng đá nhà nghề ở các nước phương Tây. Quy chế Bóng đá nhà nghề do LĐBĐVN ban hành đã xác định khá rõ những nội hàm của Bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện phải tôn trọng những quy luật của kinh tế như giá trị, giá trị thặng dư, cung cầu, cạnh tranh...một cách khách quan trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế đất nước. Chẳng hạn, việc chuyển nhượng, thuê cầu thủ nước nước ngoài phải giữ mức cân bằng động với giá trị mà họ đã bỏ công sức lao động tương ứng và khả năng kinh tế của các CLB.Nảy sinh các vấn đề như báo chí đã bình luận: cầu thủ ngoại có ảnh hưởng đến sự phát triển tài năng của cầu thủ trong nước. Trong cơ chế chuyên nghiệp hoá, chúng ta phải làm quen và chấp nhận quy luật cạnh tranh để cùng phát triển. Do vậy, cầu thủ trong nước phải ra sức rèn luyện và phấn đấu vươn lên để chiến thắng , nhưng xét về tầm vóc, thể trạng, cuộc đua có không bình đẳng. Vậy cần có chính sách điều tiết, kể cả các đấu thủ trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh?Chính sách bảo hộ hàng nội địa trong nền kinh tế có thể bằng cách đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hàng nội đạt chất lượng cao và có chính sách thuế nhập khẩu. Trong Bóng đá chuyên nghiệp cũng vậy, ai cũng biết phải đào tạo lực lượng trẻ có chất lượng cao là vô cùng quan trọng, nhưng trong lúc cung chưa đủ cầu thì phải dùng chính sách quản lý để điều tiết. Đây không chỉ là tôn trọng quy luật mà để quy luật đó được phát huy tác dụng.

Bóng đá là miền đất hứa để các nhà sản xuất, các doanh nghiệp tiến hành tiếp thi, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm mà các trận Bóng đá chuyên nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng là dạng dịch vụ, phi vật chất. Một đặc tính của sản phẩm dưới dạng dịch vụ là chất lượng không ổn định và gặp nhiều rủi ro. Cho nên tiếp thị trong thể thao đòi hỏi một chiến lược lâu dài và có những bước đi cụ thể trên cơ sở tính toán các yếu tố chính trị, văn hoá, kinh tế, đời sống, kể cả thói quen trong nhu cầu của cộng đồng xã hội. Trong kinh tế, người ta thường đề cao đạo đức kinh doanh, nói rộng ra là văn hoá kinh doanh. Một ưu thế của thể thao là năng lực quy tụ đông đảo quần chúng và khi thương thảo, anh là nhà độc quyền, nhưng khi ký kết hợp đồng thì anh lại là người bạn. Chữ Tín thuộc cả 2 phía mà trước hết nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao.Trong tiếp thị thường có câu nói: hãy bán cho thị trường cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có. Chúng ta mừng khi đã có hợp đồng bản quyền truyền hình một số trận ở giải V - League 2005. Thật ra, giá trị thành tiền mỗi trận khoảng 25 triệu đồng Việt Nam lại chia 25% cho các Liên đoàn, 35% cho đội bóng chủ nhà, 15% cho đội khách, vậy giá trị của một trận đấu cho hai đội bóng có giá bản quyền truyền hình là rất nhỏ? Nhiều người nói quá thấp, có người nói giá dịch vụ quá rẻ, điều đó đáng suy nghĩ lắm, nhất là tỷ lệ phân chia quyền lợi hưởng về người trực tiếp lao động sản xuất không nhiều. Tuy nhiên, quan điểm kinh tế học nhìn nhận toàn diện vấn đề chính trị - xã hội và hiệu quả đích thực thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng qua các trận Bóng đá không chỉ đơn giản là giá trị tính bằng tiền, bằng bản quyền truyền hình mà là một cơ chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển sẽ mở ra nhiều điều kiện mới cho Bóng đá đỉnh cao. Những yếu tố chính trị, xã hội, văn hoá và cả trình độ thưởng thức của quần chúng kết hợp với tính thương mại của Bóng đá chuyên nghiệp là một sự phức hợp trong các mặt tổ chức quản lý và điều hành. Khi Bóng đá đỉnh cao làm ra tiền lại nảy sinh những vấn đề quyền lợi kinh tế trong quan hệ quyền lực, nếu không giải quyết cơ chế kinh tế ắt sẽ dẫn đến lộn xộn.Phải chăng đó cũng là một trong nhiều yếu điểm của các nhà quản lý điều hành Bóng đá trong những nhiệm kỳ Ban chấp hành LĐBĐ vừa qua.Đã đến lúc không chỉ quản lý điều hành Bóng đá bằng chuyên môn đơn thuần mà bằng tri thức ấy được vận dụng trong mối quan hệ của chính trị, kinh tế, xã hội, chứ chưa nói đến cái tâm, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức vì lợi ích chung của Bóng đá (ý nói Liên đoàn) dễ hơn nhiều so với trước đây vì có nhiều tiền. Nghĩ vậy chưa có tính thuyết phục! Ngày nay, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường trong giai đoạn quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa đặt ra nhiều vấn đề mới mà chúng ta không thể nôn nóng và duy ý chí. Hoạt động của Bóng đá chuyên nghiệp không thể ngoài mối quan hệ của điều kiện khách quan đó. Bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta phải giữ một cách kiên quyết định hướng chính trị, có sự quản lý của nhà nước, Bóng đá chuyên nghiệp coi trọng giá trị kinh tế nhưng không phải tất cả mà còn văn hoá, đạo đức. Bóng đá nước nhà phát triển mạnh, cân đối (cả nam và nữ) dù rằng lúc này tác động về mặt chính trị - xã hội của Bóng đá Nam nhiều hơn Bóng đá Nữ, chí ít là trong quy hoạch chiến lược cũng hàm chứa một cách nhìn toàn diện Bóng đá đỉnh cao, Bóng đá trẻ, Bóng đá các ngành nghề, trong đó Bóng đá trẻ lại được quan tâm và ưu tiên, tạo điều kiện nhiều hơn vì đó là nguồn lực tương lai. Chưa bao giờ các doanh nghiệp tham gia tài trợ quan tâm và đầu tư cho Bóng đá nhiều như hiện nay, nhưng vẫn chưa phải là hết. Vấn đề là tiếp tục có những chính sách và cách làm khơi dậy các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế ngày một nhiều tham gia đầu tư, quản lý giỏi, nhà kinh tế giỏi, có bản lĩnh chính trị; thật sự tâm huyết, đầu tư cho CLB vững mạnh không chỉ về trình độ thể thao mà cả tiềm lực kinh tế: là nền tảng của Bóng đá.

Bóng đá đỉnh cao nước ta hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp hoá mới 5 năm - chưa phải là một thời gian dài so với Bóng đá nhà nghề ở các nước, nhưng đã gợi mở cho chúng ta rất nhiều sự năng động, sự sáng tạo, nhưng cũng đã đối mặt với nhiều bất cập về năng lực. Những thắng lợi và thất bại vừa qua phải chăng đều bắt nguồn sâu xa từ cơ chế kinh tế của Bóng đá chuyên nghiệp chưa thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Đất nước trong giai đoạn hiện nay

Theo Tạp chí Thể thao
 

Ảnh trong bài
  • Suy nghĩ về Bóng đá chuyên nghiệp trong cơ chế thị trường ở nước ta