You must configure this module first via "Module Settings"

Mỹ Phước với 5 năm thực hiện xã hội hoá TDTT (2000-2005)

Một trong những bí quyết thành công trong công tác xã hội hoá TDTT ở Mỹ Phước là việc xác định được hướng đi đúng, coi thực hiện xã hội hoá công tác thể dục thể thao là giải pháp phát triển thể dục thể thao một cách toàn diện.

Một trong những bí quyết thành công trong công tác xã hội hoá TDTT ở Mỹ Phước là việc xác định được hướng đi đúng, coi thực hiện xã hội hoá công tác thể dục thể thao là giải pháp phát triển thể dục thể thao một cách toàn diện. Và để làm tốt công tác xã hội hoá TDTT cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm cho nội bộ nhân dân thấy rõ vai trò quan trọng của TDTT, cần có sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, nhà trường phải chặt chẽ, đồng bộ đặc biệt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cũng như tổ chức các giải thi đấu TDTT. Không chỉ khai thác mà còn biết bồi dưỡng nhân tài thông qua việc khuyến khích mọi đối tượng tập luyện thể thao với lực lượng thanh thiếu niên là nòng cốt.

Với hướng đi đúng đắn như vậy, công tác xã hội hoá ở Mỹ Phước trong 5 năm (2000-2005) đã có một bước tiến triển quan trọng với phong trào xã hội hoá TDTT phát triển mạnh với 03 CLB và 12 đội bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng với trên 200 VĐV. Số môn thể thao dân gian, truyền thống được khơi dậy và phát huy như cờ tướng, đập Nồi, đi cầu nổi, đua thuyền, kéo co... làm phong phú và đa dạng thêm đời sống văn hoá cho nhân dân.

Bóng đá ở Mỹ Phước luôn giữ thành tích vô địch Giải A do huyện (Mang Thít) tổ chức từ 2000 đến 2004. Vô địch Bóng chuyền các năm 2001, 2003, 2004, 2005. Đoạt Cúp Vô địch bóng đá, bóng chuyền và giải Nhất môn cờ tướng, điền kinh tại Đại hội TDTT huyện lần thứ II đồng thời cũng được tặng cờ đơn vị đạt nhiều thành tích trong Đại hội. Đến Đại hội TDTT huyện lần III (2005), đội bóng chuyền của xã tiếp tục giữ vững thành tích vô địch, đội bóng đá đạt giải ba. Đội bóng đá, bóng chuyền của xã tham dự Giải bóng đá, bóng chuyền nông dân tỉnh Vĩnh Long lần 6 (2003) đoạt cúp vô địch, cũng tại Giải này năm 2004, bóng chuyền xã Mỹ Phước vẫn giữ vững ngôi vị vô địch. Qua các Giải phong trào, xã đã đóng góp được 03 VĐV cho các đội tuyển, 10 VĐV cho đội tuyển huyện.

Lực lượng VĐV không ngừng lớn mạnh, thành tích ngày càng được nâng lên. Các cơ quan xã, các trường học, các doanh nghiệp đều có đội bóng đá, bóng chuyền... riêng xã còn có các đội tuyển tham gia thi đấu các giải do huyện và xã bạn tổ chức thi đấu. Sân bãi giành cho TDTT được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Tuy chưa có sân bóng đạt chuẩn nhưng đã có 07 sân bóng mini, 9 sân bóng chuyền do dân xây dựng kinh phí gần 50.000.000 đồng. Khu vực cơ quan xã và các trường học đều có sân bóng chuyền, có đội bóng đá 11 người, bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông... Hàng năm có ngân sách địa phương và nhân dân đầu tư trên 30.000.000 đồng để tổ chức các giải thể thao truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn.

Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường và thể thao cho mọi người có bước tiến bộ rõ nét. Đến nay 100% số trường học và học sinh luyện tập thể dục thể thao theo chương trình chính khoá, số người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chiếm trên 35% tổng số dân, gia đình thể thao từ 370 hộ năm 2000 nâng lên 620 hộ năm 2005 chiếm tỷ lệ 43,15%.

Việc đưa hoạt động thể dục thể thao thành một nội dung trong việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và "Nếp sống văn minh nơi công cộng" đã góp phần tác động tích cực đối với phong trào luyện tập thể dục thể thao trong cơ quan, ban ngành xã, ấp và trong quần chúng nhân dân và kết quả đạt được chứng minh sự linh hoạt trong hướng đi tới xã hội hoá thể dục thể thao của Mỹ Đức.

A.T
 

Ảnh trong bài
  • Mỹ Phước với 5 năm thực hiện xã hội hoá TDTT (2000-2005)