You must configure this module first via "Module Settings"

Hà Tây thực hiện xã hội hoá TDTT

Hà Tây là một trong những tỉnh có phong trào TDTT phát triển trong cả nước. Những năm gần đây, TDTT Hà Tây đã có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt là Thể thao quần chúng. Trong định hướng phát triển TDTT, Hà Tây đã xác định thực hiện Nghị quyết 73 của Chính phủ về xã hội hóa các hoạt động TDTT theo hai hướng.

Hà Tây là một trong những tỉnh có phong trào TDTT phát triển trong cả nước. Những năm gần đây, TDTT Hà Tây đã có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt là Thể thao quần chúng. Trong định hướng phát triển TDTT, Hà Tây đã xác định thực hiện Nghị quyết 73 của Chính phủ về xã hội hóa các hoạt động TDTT theo hai hướng.

Đầu tiên, chủ trương khai thác thế mạnh, phát triển phong trào thể thao trong các lực lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn theo hướng chuyên nghiệp hoá. Để thực hiện định hướng đó, từ năm 2000, ngành TDTT Hà Tây đã ký kết hoạt động với 17 Sở, Ban, ngành và các tổ chức xã hội trong toàn tỉnh. Trong đó, ngành TDTT Hà Tây đã phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Hàng năm, tất cả các trường đều tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Tại Hội khoẻ Phù Đổng năm 2004, Hà Tây xếp thứ 6/64 tỉnh, thành với thành tích 20 HCV trong tổng số 57 huy chương đạt được. VĐV điền kinh Hoàng Thuý Liễu phá kỷ lục quốc gia đã tồn tại 17 năm ở môn nhảy cao. Trong hệ thống trường học, 100% trường đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường và 75% số trường đảm bảo chương trình ngoại khoá, 400 trên 1114 trường đạt tiến tiến và tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.

Song song với việc phát triển thể thao trong trường học, Hà Tây rất chú trọng phát triển TDTT trong các Ban, ngành, lực lượng và tầng lớp xã hội: Công an, quân đội, công nhân viên chức, thiếu niên, nhi đồng, đoàn viên thanh niên, người cao tuổi, nông dân... Hàng năm, trong toàn tỉnh Hà Tây diễn ra hơn một nghìn giải thể thao của mọi đối tượng với chất lượng chuyên môn ngày được nâng cao như: Hội thao ngành Công an, giải cầu lông, bóng bàn công nhân viên chức, bóng chuyền nông dân... Hiện nay, trên toàn tỉnh có hơn 400 CLB người cao tuổi (chiếm 50% tổng số CLB trong tỉnh).

Trong công tác xã hội hoá, TDTT Hà Tây đã thực hiện một số cơ chế, chính sách nhằm khai thác tiềm năng, nguồn lực các ngành, đơn vị, doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động TDTT như: Báo Hà Tây (Giải việt dã Báo Hà Tây, giải bóng đá thanh thiếu niên Cúp Báo Hà Tây), Đài phát thanh truyền hình (giải bóng đá thiếu niên nhi đồng), Sở văn hoá thông tin, Hội nông dân, Công ty Đông dược Bảo Long (năm 2005, công ty thành lập bóng đá nữ) và nhiều các nhà tư nhân... Trong những năm qua, TDTT đã phối hợp với các ngành tổ chức nhiều giải: năm 2003 tổ chức 20 giải, năm 2004 tổ chức 22 giải; cấp huyện, thị xã: năm 2003 tổ chức 351 giải, năm 2004 tổ chức 448 giải. Ở nhiều địa phương đã có sự phối hợp của các cá nhân tổ chức các lớp huấn luyện, cơ sở tập luyện TDTT hình thành các CLB thu hút nhân dân tham gia tập luyện như: CLB TDTT ở Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thường Tín... Sự phối hợp này không những thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT trong các cán bộ của các sở, Ban, ngành, đơn vị mà còn mở rộng phong trào tập luyện thể thao trong toàn thể nhân dân.

Bên cạnh đó, ngành TDTT Hà Tây cũng quan tâm gắn liền phát triển Thể thao quần chúng với công cuộc xã hội hoá TDTT ở Hà Tây. Thể thao quần chúng trong thời gian qua đang phát triển, năm 2003 có 525.124 người (21,5% dân số) tập luyện thể thao thường xuyên (TLTX), đến năm 2004 là 547.302 người (22% dân số), ước tính năm 2005 sẽ có 553.000 người TLTX. Số người đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể năm 2003 là 420.145 người, năm 2004 tăng lên là 448.787 người và năm 2005 dự tính sẽ là 553.000 người. Hơn 10% (56.852) gia đình là gia đình thể thao trong năm 2004, ước tính sẽ tăng lên trên 57.000 trong năm 2005. Các phong trào "Khoẻ để lập nghiệp giữ nước", "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", "Chạy vì sức khoẻ" được nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia tập luyện, tập trung nhiều ở các môn: Cầu lông, Bóng đá, Cờ Tướng, Bóng bàn...

Như vậy, thể thao đang dần đi vào cuộc sống của người dân Hà Tây theo những định hướng ngành TDTT chỉ đạo. Mong rằng không chỉ riêng Hà Tây mà tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã đang và sẽ tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa xã hội hoá TDTT, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường sức khỏe trong toàn thể nhân dân.

HX
 

Ảnh trong bài
  • Hà Tây thực hiện xã hội hoá TDTT