You must configure this module first via "Module Settings"

Môn thể thao mang tính xã hội hoá cao

Thực hiện đường lối, chính sách của ngành TDTT về xã hội hoá TDTT, công tác xã hội hoá TDTT đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. Mặc dù mới hội nhập mấy năm gần đây nhưng Golf đã được đón nhận và tạo điều kiện để phát triển tại Việt Nam.

Thực hiện đường lối, chính sách của ngành TDTT về xã hội hoá TDTT, công tác xã hội hoá TDTT đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. Mặc dù mới hội nhập mấy năm gần đây nhưng Golf đã được đón nhận và tạo điều kiện để phát triển tại Việt Nam. Trong số các môn thể thao, Golf được đánh giá là môn thể thao mang tính xã hội hoá cao thể hiện cơ bản ở các mặt: Golf hoạt động dưới hình thức CLB, cơ sở vật chất được đầu tư từ tư nhân nhưng vẫn dưới sự quản lý của ngành TDTT...

Cơ sở vật chất từ vốn đầu tư của tư nhân và liên doanh nước ngoài

Kể từ năm 1990, Golf đã du nhập vào Việt Nam (theo chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước) nhằm tạo nơi giải trí thể thao lành mạnh trước hết cho người nước ngoài làm việc và sinh sống ở Việt Nam và sau đó phát triển Golf tại Việt Nam. Qua đó, một số nhà đầu tư nước ngoài liên doanh xây dựng, kinh doanh sân Golf đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước là Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư) cấp giấy phép đầu tư. Đến nay, 11 sân Golf đã được đưa vào sử dụng và 12 sân (đã được cấp phép) đang triển khai xây dựng bằng vốn liên doanh nước ngoài và vốn đầu tư trong nước. Các sân Golf đưa vào hoạt động đã mang lại hiệu quả rất cao, góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giúp phát triển kinh tế, giải quyết hơn 10.000 lao động cho đất nước và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Không những vậy, hoạt động Golf còn mang lại hiệu quả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và hợp tác phát triển kinh tế.

Nguồn đầu tư vào các hoạt động của Golf Việt Nam đã phần nào phát huy được nguồn lực trong xã hội vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp Golf của nước nhà. Đó là một yếu tố thể hiện tính xã hội hoá của TDTT.

Golf tại Việt Nam hoạt động dưới hình thức CLB

Các CLB Golf nghiệp dư đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả như các CLB: Hà Nội, Thăng Long, Sài Gòn, Hải Phòng và Hàng Không (với hội viên là người Việt Nam). Trong đó, CLB Golf Hà Nội, Sài Gòn và Thăng Long đã có nhiều hoạt động sáng tạo, phong phú, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Golf tại Việt Nam. Hiện nay, cả nước có hơn 3.000 hội viên chính thức (hội viên người nước ngoài chiếm đa số: 82% và 18% hội viên người Việt Nam).

Được sự trợ giúp đắc lực của các CLB Golf và các sân Golf, từ những bước đi đầu tiên, Golf Việt Nam đã có được những thành tích dù chưa cao nhưng đáng khích lệ tại các giải chuyên nghiệp. Đến nay, Golf Việt Nam đã tham gia 3 kỳ SEA Games gần đây (20, 21, 23) với kinh phí tự túc. Ngoài ra, các tay Golf nước ta còn tham gia các giải đấu quốc tế (tại Brunei và Malaysia, giải Pultra Cup, 2 giải Golf khu vực Châu Á). Vừa qua (11/2005), tại sân Ngôi sao Chí Linh, Hải Dương đã đăng cai tổ chức Giải golf chuyên nghiệp Carlsberg Masters. Dù không có thành tích cao trong các giải đấu đó nhưng việc tổ chức các giải này tại nước nhà khẳng định Golf Việt Nam đã và đang phát triển, tiến dần đến chuyên nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã có đội ngũ cán bộ kỹ thuật xây dựng và quản lý sân Golf rất hiệu quả trên toàn quốc.

Tiến dần đến Hiệp hội Golf Việt Nam

Ngày 25/02/2000, Uỷ ban TDTT đã có quyết định số 190/QĐ-UBTDTT về việc thành lập Ban Vận động (BVĐ), BVĐ có trách nhiệm thành lập Hiệp hội Golf Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động tích cực và hiệu quả, BVĐ đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa. Trong đó, BVĐ đã đóng góp rất nhiều cho đội tuyển Golf đi thi đấu SEA Games (20, 21, 23) và nhiều giải đấu quốc tế khác. Đặc biệt, BVĐ đã tiến hành 4 Hội nghị trù bị thành lập Hiệp hội Golf Việt Nam. Ngành TDTT sẽ quản lý các hoạt động của Hiệp hội Golf (sẽ sớm được thành lập trong thời gian gần đây)

Trong Hội nghị trù bị lần thứ IV, ông Đoàn Thao Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam đã phát biểu và nhấn mạnh: "Golf là môn thể thao mang tính xã hội hoá cao, trong khi đó các môn thể thao khác dù đã phát triển lâu như Bóng đá, Bóng chuyền... nhưng vẫn chưa thực sự tiến tới được xã hội hoá mà cần có thời gian rất dài sau đó..."

HX
 

Ảnh trong bài
  • Môn thể thao mang tính xã hội hoá cao