Xã hội hoá với hiện tượng "chảy máu chất xám" Truyền thông chính sách 06/11/2008 - 13:41 Việc nam KTQT Hoàng Thanh Trang thi đấu cho Hungary đồng nghĩa với việc làng Cờ Việt Nam sẽ vắng bóng một nữ kỳ thủ tên tuổi - niềm tự hào của Thể thao Việt Nam. Nhưng dưới góc độ cá nhân, điều đó sẽ tạo cho Hoàng Thanh Trang điều kiện tập luyện tốt hơn, có cơ hội phát triển hơn nữa sự nghiệp của mình và nguyện vọng trở thành VĐV chuyên nghiệp có nhiều khả năng thành hiện thực (trong khi đó ở Việt Nam rất khó). Đó là điều đáng mừng cho riêng Hoàng Thanh Trang. Việc nam KTQT Hoàng Thanh Trang thi đấu cho Hungary đồng nghĩa với việc làng Cờ Việt Nam sẽ vắng bóng một nữ kỳ thủ tên tuổi - niềm tự hào của Thể thao Việt Nam. Nhưng dưới góc độ cá nhân, điều đó sẽ tạo cho Hoàng Thanh Trang điều kiện tập luyện tốt hơn, có cơ hội phát triển hơn nữa sự nghiệp của mình và nguyện vọng trở thành VĐV chuyên nghiệp có nhiều khả năng thành hiện thực (trong khi đó ở Việt Nam rất khó). Đó là điều đáng mừng cho riêng Hoàng Thanh Trang. Ra đi, Hoàng Thanh Trang đầu quân cho Hungary đã để lại cho người hâm mộ bao luyến tiếc, cho những cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TDTT những điều suy ngẫm và thấy được sự cần thiết phải có những chính sách để tránh hiện tượng "chảy máu chất xám". Dù trong ngành Thể dục Thể thao của Việt Nam chưa có nhiều VĐV ra đi nhưng Hoàng Thanh Trang là dấu hiệu của hiện tượng "chảy máu chất xám" đó. Trong khi đất nước còn nghèo, tài chính dành cho ngành Thể dục Thể thao chỉ có 0,8% ngân sách chi thì xã hội hoá là một phương thức phù hợp để tránh hiện tượng "chảy máu chất xám" đó. Xã hội hoá TDTT sẽ góp phần mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển chung của Ngành. Thế nhưng, công tác thực hiện xã hội hoá theo Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ mặc dù đã thu được kết quả trong số ít môn thể thao (Bóng đá, Golf) nhưng vẫn còn chưa thực sự đạt hiệu quả trong các hoạt động TDTT trên diện rộng. Hiện nay, trong xã hội đang thực hiện một số hình thức xã hội hoá trong nhiều lĩnh vực như một số sinh viên nghèo, những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng có tài năng đã được các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hay tư nhân nhận tài trợ nhằm nuôi dưỡng tài năng, những người đạt thành tích cao trong cuộc thi kiến thức sẽ được nhà tài trợ cho đi du học... Áp dụng phương thức đó trong Thể thao là hoàn toàn có thể. Cùng với Ngành, một số sở TDTT như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh đã tặng thưởng lớn (cụ thể là đất ở) cho VĐV đạt thành tích cao tại SEA Games 23. Có như vậy, VĐV mới an tâm tập luyện, thi đấu và cống hiến cho nền thể thao nước nhà. Xã hội hoá không chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong TDTT quần chúng mà muốn xã hội hoá mạnh nhất cần thiết phải đẩy nhanh thực hiện xã hội hoá vào thể thao chuyên nghiệp và rất cần thiết mở cửa và tận dụng tất cả các nguồn kiếm được tài chính cho VĐV. Hồng Xiêm