You must configure this module first via "Module Settings"

Hà Nội: Hiệu quả từ công tác xã hội hoá

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước nên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực như y tế, giáo dục, TDTT cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó và là 1 đơn vị luôn đứng đầu các tỉnh thành trên cả nước. Thành tích đã được chính minh qua thực tế và tất đáng để các đơn vị học tập.

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước nên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực như y tế, giáo dục, TDTT cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó và là 1 đơn vị luôn đứng đầu các tỉnh thành trên cả nước. Thành tích đã được chính minh qua thực tế và tất đáng để các đơn vị học tập. Tuy nhiên, để đạt được thành công đó, ngành TDTT Hà Nội đã nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp chiến lược trong đó giải pháp xã hội hoá đóng vai trò quan trọng. Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công tác xã hội hoá TDTT tại Hà Nội luôn được coi trọng và thực hiện tương đối tốt. Đối với TDTT quần chúng

Công tác xã hội hoá đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phong trào TDTT quần chúng. Sở TDTT Hà Nội đã chú trọng việc phối hợp với các Ngành, đoàn thể, liên đoàn (Liên đoàn Lao động thành phố, Công đoàn viên chức thủ đô, Mặt trận Tổ quốc thành phối, Uỷ ba Dân số gia đình và trẻ em...) tổ chức nhiều hoạt động TDTT quần chúng sâu rộng với nội dung phong phú, thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, có những hoạt động TDTT như các cuộc đi bộ từ thiện, đi bộ vì sức khoẻ cộng đồng thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người. Bên cạnh đó, Hà Nội còn ký chương trình liên tịch với một số tổ chức nhằm phát triển phong trào TDTT ổn định, lâu dài và có định hướng trong đông đảo đối tượng nhân dân trên địa bàn.

Song song với việc phối hợp tổ chức các hoạt động TDTT, Sở TDTT Hà Nội còn đặc biệt quan tâm đến việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện TDTT của các tầng lớp nhân dân. Ngoài hệ thống sân bãi, dụng cụ, các CLB TDTT hoàn toàn do nhân dân đầu tư xây dựng, các công trình thể thao lớn tại Hà Nội cũng đã có sự đóng góp của nhân dân. Năm 2006, Sở TDTT Hà Nội đã kêu gọi đầu tư từ nguồn kinh phí xã hội hoá để cải tạo và xây mới Trung tâm Bơi - Lặn Hà Nội (số 3 Tăng Bạt Hổ) với dự kiến Sở TDTT sẽ quản lý toàn bộ khu bể bơi được xây mới với các trang thiết bị hiện đại ở tầng 1 còn các tầng trên của Trung tâm sẽ do đơn vị đối tác quản lý sử dụng làm siêu thị thể thao, CLB Bi-a, Bóng bàn, Yoga, Judo, Thể dục Thể hình... Kết quả này có được là nhờ sự đồng thuận của rất nhiều tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chủ trương xã hội hó TDTT. Mô hình này cần được nhân rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các địa phương trên cả nước.

Thể thao thành tích cao được đầu tư mạnh

Không chỉ dừng lại ở hoạt động TDTT quần chúng, công tác xã hội hoá trong thể thao thành tích cao cũng đã được Sở TDTT đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiện nay, Hà Nội có nhất nhiều các đội tuyển được sự đầu tư một phần từ nguồn kinh phí xã hội hoá. Hai đội Bóng đá chuyên nghiệp của Hà Nội (Hoà Phát Hà Nội và Hà Nội ACB) đều được 2 Công ty cổ phần thể thao trực tiếp đầu tư trong nhiều năm qua (khoảng 15 tỷ/năm). Đây cũng có thể xem là những mô hình đầu tiên về cổ phần hoá trong lĩnh vực thể thao. Đặc biệt, năm 2006, đội Bóng đá Hoà Phát Hà Nội đã vô cùng xuất sắc đoạt Cúp quốc gia. Việc đầu tư kinh phí cho đội Bóng đã góp phần trong sự thành công của đội bóng khi đã mang lại danh hiệu quý giá này cho Hà Nội sau nhiều năm nỗ lực.

Hai đội bóng hạng nhì gồm Bia đỏ và Trà Dilmah tuy chưa đạt được thành tích và ghi lại dấu ấn trong làng Bóng đá tại các giải đấu lớn song cũng đã được đầu tư khoản kinh phí không nhỏ cho các hoạt động của đội (từ 500 triệu đến 1 tỷ/năm).
Ngoài lĩnh vực Bóng đá, NHM thể thao trên cả nước thường nhắc đến Hà Nội với những võ sỹ đã từng làm dạnh danh đất nước trong đó có các nữ võ sỹ Wushu. Hàng năm, Liên đoàn Wushu Hà Nội vẫn nhận được sự tài trợ của Caltex Việt Nam khoảng 10.000USD/năm. Đây là nguồn kinh phí vô cùng ý nghĩa trong việc đầu tư cho các VĐV tập huấn và thi đấu - một phần quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao. Ngoài ra, các đội Bóng chuyền nam, nữ, CLB Cầu lông Hà Nội cũng đã nhận được sự tài trợ của nhiều tổ chức xã hội. Trong đó, CLB Cầu lông do tập đoàn Ciputra của Indonesia tài trợ, hàng năm nhận được khoảng gần 2 tỷ đồng cho các hoạt động tập huấn tại Indonesia, thi đấu các giải quốc tế lớn và tổ chức giải thi đấu quốc tế tại Hà Nội.

Theo ước tính của Sở TDTT Hà Nội, riêng năm 2006, tổng kinh phí vận động tài trợ cho các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT gần 36 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, kinh phí từ các nguồn xã hội hoá không trực tiếp làm nên thành tích cho thể thao thủ đô, song nó đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên diện mạo cho ngành TDTT thủ đô - xứng đáng là "anh cả" của các tỉnh, thành trên cả nước trong lĩnh vực TDTT.

Ngọc Khánh
 

Ảnh trong bài
  • Hà Nội: Hiệu quả từ công tác xã hội hoá