You must configure this module first via "Module Settings"

Ngành TDTT Hà Tây với công tác Xã hội hoá TDTT.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội... phong trào TDTT của Hà Tây đã có những bước phát triển mạnh, luôn đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố, mạnh nhất của cả nước. Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính Phủ về công tác xã hội hoá các hoạt động TDTT, trong những năm qua, ngành TDTT Hà Tây đã tích cực triển khai các hoạt động và đạt được những thành tích đáng biểu dương.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội... phong trào TDTT của Hà Tây đã có những bước phát triển mạnh, luôn đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố, mạnh nhất của cả nước. Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính Phủ về công tác xã hội hoá các hoạt động TDTT, trong những năm qua, ngành TDTT Hà Tây đã tích cực triển khai các hoạt động và đạt được những thành tích đáng biểu dương.

Là tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, Hà Tây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội với sự hình thành ngày càng nhiều các khu công nghiệp, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với phong trào xã hội hoá TDTT. Bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả mang tính đồng bộ như: sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cải cách thủ tục hành chính.... đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của công tác xã hội hoá TDTT. Từ đó, khai thác triệt để các tiềm năng, nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động TDTT, đồng thời sử dụng một cách hiệu quả nguồn kinh phí do công tác xã hội hoá TDTT mang lại.

Có thể nói, công tác xã hội hoá TDTT của Hà Tây đã và đang phát triển mạnh, minh chứng rõ nhất là sự hình thành các cơ sở tập luyện TDTT, các CLB TDTT... với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện hiện đại như: mô hình TDTT của Tập đoàn Y dược Bảo Long, khu thể thao ASEAN, Trung tâm giải trí Thể thao Anh Quân, Bể bơi gia đình ở huyện Chương Mỹ... Hiện nay, các mô hình này đang được nhân rộng và hoạt động rất có hiệu quả.

Hàng năm, bên cạnh việc huy động kinh phí tổ chức các giải thi đấu thể thao, ngành TDTT Hà Tây còn phối hợp với các địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thành lập các CLB, điểm tập, nhóm tập tại cơ sở, đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng khắp các địa phương từ xã, phường đến thị xã, thành phố. Theo thống kê sơ bộ, Hà Tây có khoảng hơn 600.000 người thường xuyên tập luyện TDTT, 64.000 gia đình thể thao và hơn 1.000 CLB thể thao. Công tác liên tịch được đặc biệt chú trọng. Năm 2006, do làm tốt công tác liên tỉnh nên ngành TDTT Hà Tây đã tổ chức được hơn 500 giải thể thao, với sự tham dự của gần 4.000 VĐV và tổng chi phí lên tới gần 10 tỷ đồng.

Nổi bật nhất là sự phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường, tổ chức tốt HKPĐ toàn tỉnh hàng năm. Đặc biệt, đội ngũ chuyên trách về TDTT trong các nhà trường thường xuyên được bổ sung và trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, kết quả 100% các trường học đảm bảo giảng dạy nội khoá đúng quy định, chất lượng giờ dạy không ngừng được nâng cao, 65% số trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa thường xuyên và 213 trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc về TDTT. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành TDTT Hà Tây tìm kiếm và phát hiện năng khiếu thể thao ngay tại các trường học nhằm bổ sung vào các lớp bồi dưỡng, đảm bảo lực lượng VĐV kế cận cho tỉnh và cung cấp cho các đội tuyển quốc gia.

Có thể khẳng định rằng, xã hội hoá TDTT là một chủ trương đúng đắn, có tính chiến lược nhưng để triển khai và thực hiện có hiệu quả cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành TDTT địa phương và các ban, ngành liên quan; sự đồng thuận giữa các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Hà Tây là một trong những đơn vị điển hình trong công tác này.

Việt Dũng
 

Ảnh trong bài
  • Ngành TDTT Hà Tây với công tác Xã hội hoá TDTT.