You must configure this module first via "Module Settings"

Thể thao Đồng Nai: đa dạng các hình thức xã hội hóa trong hoạt động thể thao đến năm 2030

Trong những năm qua, thể thao Đồng Nai đã có những bước tiến trong lĩnh vực thể thao với nhiều kết quả khả quan đạt được trên cả lĩnh vực Thể thao thành tích cao và Thể thao quần chúng. Thành công này có được là nhờ sự hỗ trợ không nhỏ của các cá nhân, tổ chức đóng góp nguồn lực cho các họat động TDTT. Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT, nhiều mục tiêu cụ thể đã được đưa ra.

Theo đó, trong lĩnh vực TDTT quần chúng, đối với nông thôn: Khuyến khích phát triển những môn thể thao phù hợp với ngành nghề của địa phương. Hàng năm cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức các Hội thao nông dân; Phấn đấu huy động 30% kinh phí xã hội hóa; Thành lập các CLB TDTT; mở thêm các cơ s dịch vụ tập luyện TDTT; Thường xuyên mở lớp bồi dưng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ tập luyện TDTT. 

Đối với thành thị: Phát triển đa dạng các môn TDTT, chủ yếu là các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Quần vợt, Bóng bàn, Cầu lông, Việt dã, Bơi lội, Thể dục thẩm mỹ, Thể dục thể hình...; Tổ chức thi đấu các giải phong trào vào các ngày lễ lớn trong năm; Phấn đấu huy động 60% kinh phí xã hội hóa; Khuyến khích phát triển thêm các môn thể thao giải trí mới, hình thành các điểm tập luyện TDTT giải trí; Phát triển mạnh các CLB, các cơ sở dịch vụ tập luyện TDTT; Cải tiến hệ thống thi đấu, biểu diễn TDTT; Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ TDTT cho các huyn, thị xã, thành phố. 

Tập trung phát triển TDTT trong công chức, viên chức, tập trung chủ yếu là các môn: Bóng đá, Cầu lông, Quần vợt, Bóng bàn, Cờ vua, Cờ tướng và các môn thể thao mới. Thành lập các CLB TDTT và xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong công chức, viên chức: Cấp huyện tổ chức Hội thao công nhân, viên chức lao động huyện; cp tỉnh tổ chức Hội thao Liên đoàn Lao động tỉnh; Phấn đấu huy động 20% kinh phí xã hội hóa; Tăng cường tuyên truyền phát triển TDTT, nhân điển hình tiên tiến về hoạt động TDTT trong công chức, viên chức; Phát triển TDTT trong thanh, thiếu niên: Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để mở rộng phong trào “Thanh niên khỏe”, “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Phát triển các giải thể thao truyền thống; Phát triển TDTT, tổ chức các CLB và các giải thi đấu TDTT thích hợp với người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Cử vận động viên của Đồng Nai tham gia Hội thao người cao tuổi, người khuyết tật toàn quốc.

Cùng với đó, tập trung phát triển TDTT trong công nhân các khu công nghiệp: Phát triển các môn TDTT, các nội dung cho công nhân: Bóng đá, Cầu lông, Đi bộ, Việt dã, Cờ vua, Cờ tướng....; Khuyến khích phát triển các nội dung thể thao giải trí mới; Định kỳ tổ chức thi đấu các môn thể thao trong công nhân; Thành lập các CLB thể thao trong các công ty, xí nghiệp, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của các đối tượng công nhân; Tổ chức các giải thể thao công nhân.; Phấn đấu huy động 50% kinh phí xã hội hóa. Bên cạnh đó, trang bị thêm nhiều dụng cụ tập luyện TDTT ngoài trời, đặt tại các công viên, khu đông dân cư, chủ yếu hỗ trợ vận động đơn giản và hiệu quả cho người tập. Quy hoạch đất ở các khu công nghiệp để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân.

Phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang, phấn đấu số cán bộ, chiến sĩ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng vũ trang tăng 99% năm 2020 và đạt 100% năm 2030. Tổ chức các Hội thao kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân; khuyến khích ngành quân đội, công an đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho TDTT với kinh phí phấn đấu huy động 100% kinh phí xã hội hóa.

Ở lĩnh vực Thể thao thành tích cao, tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương trình xây dựng lực lượng VĐV kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu Thể thao thành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm các môn thể thao thế mạnh, VĐV đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến. Bổ sung chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số CLB TDTT chuyên nghiệp và tập trung đầu tư các môn có thế mạnh, nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mạnh nhất toàn quốc về Thể thao thành tích cao. Chuyên nghiệp một số môn thể thao mang tính xã hội hóa cao.

Để đạt được những mục tiêu trên, ngành Thể thao Đồng Nai cũng đề ra nhiều giải pháp thực hiện, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp: Xây dựng cơ chế, chế độ ưu đãi về xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho hoạt động TDTT; khuyến khích xây dựng các công trình TDTT; các đơn vị sản xuất và kinh doanh thiết bị, dụng cụ thể thao; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để phát triển sự nghiệp TDTT. Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các đơn vị công lập để khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình TDTT của Nhà nước.Thực hiện công tác xã hội hóa đầu tư vào một số lĩnh vực thể thao để huy động nguồn vốn cho phát triển thể thao, từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới dạng đầu tư BOT, BTO, BT. Cần có các chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư, tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa đầu tư tư nhân và của Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thực hiện tốt Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và phát triển những loại hình TDTT sau: Xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt, học tập văn hóa, tập luyện và thi đấu thể dục thể thao; Sản xuất trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao; Chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao; Thành lập các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về TDTT.

Xây dựng hệ thống các quy định, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu, kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân đầu tư trực tiếp cho các hoạt động đào tạo vận động viên; mở trường, lớp, Trung tâm, CLB, đào tạo tài năng thể thao theo mô hình tư thục, bán công và phát triển kinh doanh các dịch vụ TDTT. Khuyến khích lập các quỹ tài trợ, quỹ bảo vệ tài năng thể thao, quỹ hỗ trợ vận động viên…. Tăng cường vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân tài trợ cho hoạt động Thể thao thành tích cao; Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, tôn vinh những cá nhân và tập thể hiến đất cho TDTT. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh doanh dịch vụ TDTT như miễn giảm thuế, hỗ trợ về cộng tác viên, hướng dẫn viên cho các CLB, điểm tổ chức hoạt động TDTT.

KC

Ảnh trong bài
  •  Thể thao Đồng Nai: đa dạng các hình thức xã hội hóa trong hoạt động thể thao đến năm 2030