You must configure this module first via "Module Settings"

Thể thao Đồng Nai hướng đến năm 2030 tỷ lệ số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 44,6%

Trong những năm qua, TDTT tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kết quả này có được là nhờ các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cho hoạt động TDTT của địa phương ngày càng phát triển, góp phần bổ sung nhiều tài năng thể thao cho tỉnh và cả nước. Đồng thời, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể thao quần chúng, thể thao giải trí, tạo thói quen hoạt động TDTT lâu dài.

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển Thể thao thành tích cao theo Quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động TDTT, bảo đảm sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, lãng phí nguồn lực. Đóng góp quan trọng vào thực hiện chiến lược phát triển con người toàn diện cả về sức khỏe và trí tuệ, tầm vóc.

Việc quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động TDTT là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành TDTT tỉnh Đồng Nai thực hiện trong Quy hoạch phát triển TDTT đến năm 2020 và mục tiêu đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu ở cấp tỉnh sẽ hoàn thành việc nâng cao chất lượng trang thiết bị, công nghệ hiện đại tại các thiết chế thể thao như: Nhà thi đấu đa năng, sân vận động, hồ bơi, nhà tập luyện, sân Quần vợt, sân Bóng đá phụ.

Cơ bản hoàn thành các hạng mục của Khu liên hợp TDTT tỉnh; phấn đấu có 90% huyện, thị xã, thành phố và trên 50 % xã, phường, thị trấn có nhà luyện tập thể thao, hồ bơi, sân vận động. Hướng đến năm 2030, các công trình thể thao trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn thành; trang bị cơ bản các trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu, đồng thời đủ điều kiện tổ chức tốt các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế.

Trong lĩnh vực phát triển TDTT quần chúng, đến năm 2020, tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh chiếm 38,3%, tỷ lệ số gia đình tập luyện TDTT có từ 25% trở lên; trên 50% số cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức được CLB TDTT, ít nhất 80% cán bộ, công chức, viên chức... tập luyện thường xuyên một môn thể thao. Số cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT ở cấp xã được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ TDTT, đến năm 2020 đạt 95%.

Tổ chức tốt Đại hội TDTT các cấp và Hội khỏe Phù Đổng theo quy định; tỷ lệ công nhân tại các khu công nghiệp tập luyện TDTT thường xuyên chiếm trên 70%; duy trì 100% số trường học thực hiện giáo dục thể chất nội khóa; tỷ lệ trường phổ thông có CLB TDTT, có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, phục vụ cho các hoạt động thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên TDTT đạt 55 - 60%; Tỷ lệ học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 85 - 90% tổng số học sinh các cấp; tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực là 99%...

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 44,6%; tỷ lệ số gia đình tập luyện TDTT từ 30,1% trở lên; trên 80% cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức được CLB TDTT; trên 90% cán bộ công chức tập luyện thường xuyên một môn thể thao; số cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT ở cấp xã được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ TDTT đến năm 2030 đạt 100%; trên 80% công nhân tại các khu công nghiệp thường xuyên tập luyện TDTT; duy trì 100% số trường học thực hiện giáo dục thể chất nội khóa; Có 75 - 80% số trường phổ thông có CLB TDTT, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao; số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt trên 98% tổng số học sinh các cấp; Tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể là 100%...

Cùng với việc phát triển TDTT quần chúng, ngành TDTT tỉnh Đồng Nai đã đặt mục tiêu phát triển Thể thao thành tích cao. Đến năm 2020, phấn đấu 50 - 60 lượt vận động viên vào đội tuyển trẻ, tuyển quốc gia. Tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu về tổng số huy chương của khu vực miền Đông Nam bộ. Phấn đấu đưa đội bóng đá Tỉnh nằm trong số 03 hạng đứng đầu Quốc gia. Đăng cai tổ chức từ 15 - 17 giải thể thao cấp quốc gia, từ 5 - 6 giải thể thao cấp quốc tế. Đào tạo 600 - 650 vận động viên thể thao cho khoảng 32 môn thể thao, số lượng huấn luyện viên chuyên gia khoảng 90 - 100 người. Huy chương các loại đạt khoảng 451 huy chương, trong đó, tại các giải Vô địch quốc gia đạt từ 35 - 40 huy chương.

Đến năm 2030, Thể thao thành tích cao phấn đấu đạt thứ hạng trong tốp 10 toàn quốc; nâng cao số lượng huy chương Vàng tại các kỳ SEA Games, có số lượng lớn vận động viên tham dự Đại hội Thể thao Châu Á và Olympic. Đào tạo khoảng 700 vận động viên thể thao, phấn đấu đạt 515 huy chương các loại, trong đó tại các giải Vô địch quốc gia đạt từ 50 huy chương trở lên. Đảm bảo đầy đủ cán bộ khoa học, bác sĩ thể thao phục vụ cho hệ thống Thể thao thành tích cao và thể thao trẻ.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương trình xây dựng lực lượng vận động viên kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu Thể thao thành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dung từng môn, số lượng vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến; Bổ sung chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế; Xây dựng một số CLB TDTT chuyên nghiệp và tập trung đầu tư các môn có thế mạnh; chuyên nghiệp một số môn thể thao mang tính xã hội hóa cao.

Theo đó, hệ thống Thể thao thành tích cao của Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ có 32 môn thể thao, trong đó: 08 môn thể thao trọng điểm loại 1; 11 môn thể thao loại 2 và 13 môn thể thao loại 3. Nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 1 gồm 08 môn: Bơi, Điền kinh, Bắn súng, Bóng đá sân lớn, Cử tạ, Thể dục thể hình, Cầu mây, Vovinam. Trong đó có 05 môn mũi nhọn đẩy mạnh đầu tư: Bơi, Điền kinh, Bắn súng, thể dục thể hình, Cầu mây; Nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 2 gồm 11 môn: Karetedo, Taekwondo, Pencasilat, Muay Thái, Võ cổ truyền, Wushu, Cầu lông, Vật, Bida, Boxing, Judo; Nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 3 gồm 13 môn: Bi sắt, Đua thuyền truyền thống, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ vua, Cờ tướng, Thể thao người khuyết tật, Bóng đá futsal, Xe đạp, Golf, Tennis, Thể dục dưỡng sinh, Bi sắt; ngoài ra tùy điều kiện từng thời điểm có thể phát triển một số môn khác...

KC

Ảnh trong bài
  •  Thể thao Đồng Nai hướng đến năm 2030 tỷ lệ số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 44,6%