You must configure this module first via "Module Settings"

Dấu hiệu đáng mừng từ một số kết quả ban đầu của việc chuyển giao các hoạt động sự nghiệp TDTT sang các tổ chức xã hội

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực thể dục thể thao, ngành TDTT đã có nhiều tiến triển và đạt được một số kết quả đáng biểu dương. Nổi bật trong công tác này chính là việc chuyển giao các hoạt động sự nghiệp TDTT sang cho các tổ chức xã hội. Đó cũng chính là việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Bám sát thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành TDTT, các địa phương đã quan tâm, chú trọng, đầu tư thực hiện và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng mừng. Rất nhiều địa phương đã hoàn thành việc chuyển giao hoạt động một số môn thể thao cho các tổ chức xã hội quản lý.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực thể dục thể thao, ngành TDTT đã có nhiều tiến triển và đạt được một số kết quả đáng biểu dương. Nổi bật trong công tác này chính là việc chuyển giao các hoạt động sự nghiệp TDTT sang cho các tổ chức xã hội. Đó cũng chính là việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Bám sát thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành TDTT, các địa phương đã quan tâm, chú trọng, đầu tư thực hiện và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng mừng. Rất nhiều địa phương đã hoàn thành việc chuyển giao hoạt động một số môn thể thao cho các tổ chức xã hội quản lý.

Việc chuyển cơ sở TDTT công lập thành ngoài công lập đang được thực hiện mạnh mẽ tại một số địa phương, điển hình là thành phố Hà Nội. Tính đến hết năm 2007, Hà Nội đã có tới 4.056 cơ sở TDTT ngoài công lập, tăng 2 lần so với năm 2001. Đây quả là con số biết nói, là kết quả đáng học tập, thể hiện cách làm đúng đắn của Sở TDTT Hà Nội trong việc thực hiện xã hội hoá TDTT. Hà Tây cũng là đơn vị điển hình trong lĩnh vực này với công tác xây dựng nhiều mô hình tốt, chất lượng về cơ sở TDTT ngoài công lập. Những người làm thể thao và yêu thích TDTT có lẽ không thể không biết đến Tập đoàn Y dược Bảo Long – đơn vị đã có nhiều đóng góp cho hoạt động TDTT tỉnh nhà và của cả nước. Tập đoàn cũng đã hoàn toàn tiếp nhận quản lý đội tuyển Bóng chuyền của tỉnh. Bên cạnh đó còn có Công ty dịch vụ ASEAN, Công ty dịch vụ thương mại Anh Quân đã tích cực trong các hoạt động TDTT ở Hà Tây. Tại Long An, Công ty Gạch Đồng Tâm Long An là một điển hình về xã hội hoá, có hệ thống đào tạo khá bài bản và đã đạt được nhiều thành tích. Tại đây, các đội bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ cũng đã được chuyển đổi hoàn tất.

Các tỉnh khác cũng đang tích cực trong việc chuyển giao này như: Hải Phòng (Hoàn thành chuyển giao môn Bóng chuyền cho doanh nghiệp quản lý, đội bóng chuyên nghiệp đang giao cho CLB Vạn Hoa quản lý…), Khánh Hoà (hoàn thành chuyển giao các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng chuyền bãi biển), Nam Định (CLB Bóng đá chuyên nghiệp được chuyển giao cho Tổng công ty Sông Đà, Bóng chuyền cho Ngân hàng Công thương), Thừa Thiên Huế đang thực hiện chuyển đoàn Bóng đá, Trung tâm thể thao dưới nước, Trường TDTT Huế, Trung tâm Thể thao Huế sang đơn vị sự nghiệp có thu, từng bước tự chủ về ngân sách. TP Hồ Chí Minh cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc tích cực đẩy mạnh việc chuyển giao các hoạt động thể thao thành tích cao cho các doạnh nghiệp, các ngành, đoàn thể (chuyển giao CLB Bóng đá cho Thép miền Nam - Cảng Sài Gòn, Bóng chuyền cho dệt may Thành Công, Xe đạp cho Sài Gòn Đolphin, Bóng bàn cho Bưu điện…)…

Một cách làm đã mang lại hiệu quả trong công tác xã hội hoá của tỉnh An Giang – thành lập quỹ hỗ trợ xã hội hoá với vốn điều lệ 80 tỷ, có quy chế quản lý và điều hành quỹ. Quỹ đã hoạt động tốt, thu hút được nhiều Nhà tài trợ cho các giải thể thao được tổ chức trên địa bàn tỉnh với số lượng kinh phí không nhỏ, góp phần thúc đẩy sự phát triển các phong trào TDTT tỉnh nhà. Bên cạnh đó, mô hình thành lập Công ty cổ phần như: Công ty cổ phần Bóng đá Đồng Nai, Công ty cổ phần Bóng đá Tây Ninh với số vốn đãng kể đã có nhiều mặt tích cực, đặc biệt phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay, đã tạo được thế mạnh trong việc cổ phần.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế của tỉnh còn hạn chế, song Quảng Ngãi cũng đã đang thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP và bước đầu đạt được một số kết quả. Dù chưa thực hiện được việc chuyển giao, tỉnh đã huy động được kinh phí (2 tỷ đồng) từ các doanh nghiệp đầu tư cho đội Bóng đá, 200 triệu đồng hỗ trợ tổ chức các giải thi đấu thể thao thành tích cao.

Có thể khẳng định, đó là những kết quả đáng mừng sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, xã hội hoá đang được phủ dần trên cả 64 tỉnh thành của cả nước. Dù quá trình xã hội hoá TDTT tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng trong tương lai không xa, với cách làm đúng đắn, áp dụng linh hoạt với sự sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tế địa phương của các nhà quản lý TDTT, các cá nhân, tổ chức xã hội, ban, ngành, đoàn thể và toàn dân sẽ giúp quá trình xã hội hoá được đẩy mạnh hơn nữa, toàn diện hơn nữa và hiệu quả hơn nữa.

Hồng Xiêm
 

Ảnh trong bài
  • Dấu hiệu đáng mừng từ một số kết quả ban đầu của việc chuyển giao các hoạt động sự nghiệp TDTT sang các tổ chức xã hội