You must configure this module first via "Module Settings"

Hà Nội huy động hơn 300 tỷ đồng từ xã hội hoá TDTT

Nhận thức đúng đắn Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá TDTT, đồng thời xác định rõ mục tiêu xã hội hóa TDTT nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp TDTT cũng như tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao, trong những năm qua, TDTT Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng.

Nhận thức đúng đắn Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá TDTT, đồng thời xác định rõ mục tiêu xã hội hóa TDTT nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp TDTT cũng như tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao, trong những năm qua, TDTT Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng.

Sự kiện thành lập Liên đoàn các môn thể thao Hà Nội (Đại hội lần thứ nhất đã thành công tốt đẹp vào tháng 5/2006) là một sự kiện lớn, dấu mốc quan trọng của công tác tham mưu, chỉ đạo trong hoạt động xã hội hoá TDTT ở Thủ đô Hà Nội. Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập nhằm tham mưu và hỗ trợ cho ngành TDTT trong việc phát triển sự nghiệp TDTT, quản lý xã hội về TDTT, đặc biệt là trong việc xây dựng, tổ chức và điều hành các Liên đoàn, Hiệp hội, các mô hình tiền Liên đoàn cấp Thành phố, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế TDTT.

Trong những năm qua, xã hội hoá các hoạt động TDTT ở thủ đô Hà Nội đã trở thành động lực góp phần thúc đẩy và phát triển sự nghiệp TDTT. Tính đến hết năm 2007, trên toàn địa bàn có tới 4.056 cơ sở ngoài công lập, tăng 02 lần so với năm 2001 và hoạt động ở 15 loại hình dịch vụ khác nhau với 30 môn thể thao như: Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông. Quần vợt, Đua thuyền. Trong đó, sân Bóng đá các loại chiếm 7,7% (297 sân), 6,9% sân Quần vợt (280 sân). Đến nay, 100% cơ sở công lập đã thực hiện chuyển giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính. Tuy nhiên, nguồn thu của các cơ sở này còn hạn chế với khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Từ nhiều năm nay, Hà Nội luôn huy động được các nguồn tài trợ phục vụ hoạt động của các đội tuyển, CLB Thể thao của Tp như: 2 đội Bóng đá chuyên nghiệp của Hà Nội (Hoà Phát Hà Nội và Hà Nội ACB), Bóng chuyền (nam và nữ), Bowling, Cầu lông… Chỉ tính riêng trong 3 năm (từ 2005 đến 2007) đã huy động được hơn 300 tỷ đồng từ các nguồn tài trợ. Trong đó hoạt động sự nghiệp là 90 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư cho 2 đội Bóng đá chuyên nghiệp và các hoạt động tổ chức thi đấu. Hơn 200 tỷ đồng dành cho đầu tư xây dựng các công trình thể thao.

Với những kết quả vượt bậc của công tác xã hội hoá TDTT của Thủ đô đã góp phần mạnh mẽ trong việc phát triển nhanh và ngày càng đa dạng các loại hình tổ chức TDTT quần chúng, tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao, đóng góp tích cực trong việc nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, kết quả của công tác xã hội hoá TDTT ở Thủ đô còn được thể hiện qua thực tế việc tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện hoạt động của các tổ chức xã hội, tư nhân cũng như góp phần đa dạng hoá các hình thức tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tài năng TDTT để phát triển sự nghiệp TDTT.

Tuy nhiên, cũng như hầu hết các địa phương trên cả nước, công tác xã hội hoá TDTT ở Hà Nội mới dừng lại ở tính đặc thù riêng về đầu tư cho TDTT mà bỏ qua xã hội hoá cá nhân hay quá trình hình thành và phát triển nhân cách của VĐV. Quá trình này mới là mục tiêu thực sự của văn hoá thể chất, hướng tới các chức năng đa dạng: rèn luyện thân thể, giải trí, hình thành thói quen quan hệ nhóm, quan hệ xã hội… và nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

Ngọc Khánh


 

Ảnh trong bài
  •  Hà Nội huy động hơn 300 tỷ đồng từ xã hội hoá TDTT