You must configure this module first via "Module Settings"

Nhìn lại kết quả sau 10 năm triển khai và thực hiện Luật TD,TT ở Hậu Giang

Sau 10 năm triển khai thực hiện (từ ngày 01/7/2007), Luật Thể dục, thể thao (TDTT) tại tỉnh Hậu Giang đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động TDTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển theo đúng quan điểm định hướng phát triển TDTT của Đảng. Trong suốt 10 năm triển khai và thực hiện Luật, Tỉnh tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các cấp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, nhằm ngày càng đáp ứng hơn cho yêu cầu phát triển của TDTT. Phát triển sự nghiệp TDTT luôn được lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm và xem đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào TDTT tỉnh nhà phát triển trong thời gian vừa qua.

Sự đồng thuận trong chỉ đạo và thực hiện Luật TD,TT

Phát triển sự nghiệp TD,TT luôn có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền. Đây là nhân tố quan trọng để phát triển phong trào TDTT trong tỉnh; đồng thời, cần tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các cấp, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT, xứng đáng là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thông qua tổ chức quản lý nhà nước của ngành, 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã tổ chức quán triệt cho 76 xã, phường, thị trấn thực hiện đạt được kết quả tốt. Một bộ phận lớn cán bộ, công chức ở các ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương đã quán triệt và chấp hành nghiêm Luật TD,TT, qua đó đã tạo được sự chuyển biến nhận thức về vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của hoạt động TDTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tỉnh có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo sự phát triển một cách đồng bộ và rộng khắp ở cơ sở. Đồng thời, luôn đề ra các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh việc XHH hoạt động TDTT, nhất là ở cấp huyện và cơ sở.

Về phát triển thể thao thành tích cao, tỉnh có những giải pháp chiến lược mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương để phát huy tiềm năng, nâng cao hơn thành tích thể thao. Đặc biệt, giai đoạn 2016 - 2020, đã hình thành và đầu tư 08 môn thể thao, từ nay đến năm 2020, phát triển thêm 05 môn thể thao với các giải pháp cụ thể như: Hoàn chỉnh hệ thống đào tạo 03 tuyến và đầu tư sâu hơn, mạnh hơn 08 môn thể thao. Các môn thể thao này đã có thế mạnh vững chắc và có thành tích tại các giải khu vực và toàn quốc; Phát triển lực lượng VĐV thông qua việc Tuyển chọn lực lượng VĐV ở các tuyến năng khiếu - trẻ và đội tuyển để bổ sung các nội dung và hạng cân của từng môn đủ để tạo nên thế mạnh và đạt thành tích cao cho Hậu Giang, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra...

Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ đặc biệt để phát huy và động viên sự cống hiến của tài năng thể thao tỉnh nhà. Cụ thể, Tỉnh đã ban hành các chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao.

Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đẩy mạnh cải cách hành chính và quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý điều hành, nâng cao được chất lượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT của tỉnh.

Tạo diện mạo mới!

Những năm đầu thập kỷ 20, phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở tiếp tục được phát triển rộng rãi trên tất cả các đối tượng và địa phương theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng và chất lượng phong trào TDTT từng bước được nâng lên. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020 và tổ chức phát động “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” tại Hậu Giang hàng năm tiếp tục được mở rộng, thu hút sự tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của đông đảo quần chúng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới. Hoạt động TDTT của người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm hơn, các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các trò chơi dân gian, một số môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, công tác TDTT ở địa phương luôn được quan tâm sát sao, trong đó đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động TDTT quần chúng ở xã, phường, trường học, các cơ sở, câu lạc bộ (CLB)… được xem là nền tảng cơ bản để phát triển TDTT. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phát triển TDTT đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang; chú trọng đẩy mạnh phong trào ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong khi đó, thể thao thành tích cao vẫn còn ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2007, Hậu Giang bắt đầu hình thành hệ thống đào tạo vận động viên (VĐV) theo các tuyến: Năng khiếu ban đầu và trọng điểm, năng khiếu tập trung, tuyển trẻ và đội tuyển. Tỉnh đề ra những giải pháp chiến lược mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nhằm phát huy mọi tiềm năng, nâng cao thành tích thể thao. Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ đặc biệt để phát huy và động viên sự cống hiến của các tài năng thể thao tỉnh nhà. Đặc biệt, Ngày 14 tháng 10 năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1544/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2016 - 2020”. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để tạo đào cho Thể thao thành tích cao của tỉnh có những bước phát triển mới, mạnh mẽ hơn.

Từ khi triển khai và thực hiện Luật TD,TT, hoạt động TDTT trên địa bàn Hậu Giang có bước khởi sắc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, thể chất của nhân dân, các hoạt động đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thông qua các hoạt động thi đấu TDTT.

Hoạt động thể thao quần chúng từng bước hình thành, phong trào TDTT ở cơ sở phát triển mạnh, cơ sở vật chất được đầu tư, các công trình TDTT, sân bãi, nhà thi đấu, hồ bơi… đáp ứng cho tập luyện và thi đấu các giải cấp tỉnh, khu vực, quốc gia, số lượng và chất lượng VĐV được nâng lên, thành tích thể thao có tiến bộ đặc biệt, cụ thể: đạt 01 HCV và 01 HCĐ trong Đại hội TDTT toàn quốc lần VI năm 2014; góp mặt cùng đội tuyển Việt nam tham dự 03 kỳ Sea games gần đây nhất đều giành được lần lượt: 01 HCB, 01 HCĐ và 01 HCĐ ở môn Judo. Ngoài ra, các VĐV của Hậu Giang còn giành nhiều huy chương tại các giải đấu trong nước và quốc tế. Trong đó có 01 HCB giải Judo trẻ quốc tế 2012; 01 HCĐ giải Vô địch Judo Đông Nam Á 2013; 01 HCV và 01 HCĐ giải Vô địch Judo Bali mở rộng 2014; 02 HCV giải Vô địch Judo Đông Nam Á 2014; 01 HCB giải Vô địch và Trẻ Taekwondo Đông Nam Á; 01 HCV giải Vô địch Karatedo Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục thể chất cũng luôn được quan tâm và phát triển. Số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa năm 2016 đạt 100% trường, tăng 15% so với năm 2006 (85%). Số trường học phổ thông có CLB TDTT, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động TDTT, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên TDTT, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đến năm 2016 đạt 61,8% tổng số trường tăng 31,83% so với năm 2006 (30%). Số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đến năm 2016 đạt trên 87% tổng số học sinh phổ thông các cấp tăng 13,5% so với năm 2006 (73,5%). Số cán bộ, chiến sĩ kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo từng quân, binh chủng đến năm 2016 đạt trên 93,03% tổng số cán bộ, chiến sĩ tăng 18,03% so với năm 2006 (75%).

Các hoạt động TDTT được tổ chức thường xuyên trong các ngày lễ hội, thu hút đông đảo đối tượng tham gia, điển hình là các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Quần vợt, Vovinam, Taekwondo, Võ thuật cổ truyền, Kéo co, Cầu lông …

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT, trong đó đặc biệt là việc triển khai thực hiện Luật TDTT, Số lượng người tập luyện và thi đấu thể thao trong quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh tăng cao. Năm 2016, số người tập luyện TDTT thường xuyên chiếm 29,51% tổng dân số toàn tỉnh tăng 11,51% so với năm 2006 (18%); Số gia đình luyện tập TDTT thường xuyên năm 2016 chiếm tỷ lệ 22,65% số hộ gia đình toàn tỉnh, tăng 13,85% so với năm 2006 (8,8%); Số CLB TDTT đến năm 2016 có 669 CLB hoạt động hiệu quả, tăng 229 CLB so với năm 2006 (440 CLB).

VD
 

Ảnh trong bài
  • Nhìn lại kết quả sau 10 năm triển khai và thực hiện Luật TD,TT ở Hậu Giang