You must configure this module first via "Module Settings"

Một vài kết quả trong việc thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ở Hà Giang

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao (TDTT) đến năm 2020”; các văn bản hác của Trung ương, tỉnh về tổ chức cuộc vận động “toàn dân rèn luyện than thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2013-2020, Hà Giang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để cuộc vận động đi vào chiều sâu và đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Bước chuyển cả về lượng và chất

Trong 5 năm qua, phong trào TDTT trong quần chúng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.  Hiện nay trong toàn tỉnh 11 huyện, thành phố đều có sân vận động, 20 sân thi đấu cầu lông có mái che, 13 sân quần vợt, 6 bể bơi, 10 sân bóng đá nhân tạo. Ngoài ra còn có hàng trăm sân bóng chuyền, cầu lông và nhiều điểm luyện tập thể thao công cộng. Đây là những thành quả tất yếu cho sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành VHTTDL cũng như sự chung tay, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân Hà Giang trong việc thực hiện "Chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Hà Giang (2005-2015) và Đề án số 58/ĐA-UB". Đề án phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn (2005-2015).

Với những chủ trương đúng đắn, hành động quyết liệt và sát thực tế, phong trào TDTT quần chúng ở Hà Giang có sức lan tỏa mạnh mẽ từ thành phố đến vùng sâu, vùng xa. Nhiều môn thể thao hiện đại như Bóng đá, Bóng chuyền…, cùng những truyền thống, dân tộc luôn thu hút đông đảo đối tượng tham gia luyện tập TDTT thường xuyên. Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian tại các bản, làng được khơi dậy, bảo tồn, phát triển. Phong trào TDTT ở tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ sau mỗi chu kỳ tổ chức Đại hội TDTT các cấp. Các hoạt động TDTT đã góp phần xây dựng cho Hà Giang những con người khỏe về thể chất và tinh thần, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Theo thống kế, tính đến nay toàn tỉnh có 21,2% dân số và 9,2% số hộ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 80% trường học trong toàn tỉnh đảm bảo chương trình giáo dục thể chất đạt chất lượng, 70% trường thực hiện giờ thể thao ngoại khóa. Toàn tỉnh có 344 câu lạc bộ TDTT hoạt động, lực lượng cán bộ chiến sĩ tham gia tập luyện thể thao đạt 100%. Nhiều mô hình tập luyện TDTT tại các huyện, thành phố phát triển mạnh, như: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ và Thành phố Hà Giang… Bên cạnh đó, nhiều Câu lạc bộ TDTT như: võ thuật, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thể dục thể hình, thể dục dưỡng sinh... được thành lập và hoạt động hiệu quả đã góp phần đưa phong trào TDTT của tỉnh phát triển sâu rộng.

Trong bối cảnh, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, đời sống của bà con các dân tộc vùng cao còn nhiều thiếu thốn thì việc đầu tư cho thể thao thành tích cao vẫn còn là một khoảng trống. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào TDTT quần chúng đã tạo nền tảng để thể thao thành tích cao của tỉnh có thêm điều kiện phát triển. Nhiều nhân tố trẻ, tiềm năng đã được khai thác, tuyển chọn đưa vào chương trình đào tạo tập trung thành những vận động viên thể thao thành tích cao ở các môn thể thao hiện đại. Bước đầu, tỉnh đã xây dựng được gần 100 VĐV các môn thể thao hiện đại như Pencak Silat, Wushu, Bóng ném, Vovinam, Vật tự do. Đây cũng chính là những là môn thể thao đã mang lại cho Hà Giang những thành tích đáng trân trọng ở các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc ở 3 kỳ Đại hội gần đây (từ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội lần thứ VII). Hàng năm, thể thao thành tích cao Hà Giang đóng góp cho tuyển Quốc gia từ 3-5 vận động viên.

Phát triển rộng nhưng chưa đều

Theo ghi nhận thực tế tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy, phong trào TDTT quần chúng tuy đã phát triển rộng nhưng chưa đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị xã, thị trấn, tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn ở mức thấp. Các trường học còn thiếu cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu và vui chơi giải trí, nhiều trường không có sân dành riêng cho hoạt động TDTT, nội dung hoạt động ngoại khóa chưa thực sự hấp dẫn học sinh. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thi đấu Thể thao từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu và lạc hậu; thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu và hoạt động không hiệu quả và chưa đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện và thi đấu của nhân dân.


Phát huy những kết quả đạt được, năm 2016 ngành thể thao Hà Giang sẽ tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, gắn các hoạt động TDTT với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương bác Hồ vĩ đại” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng ở các địa phương và các đơn vị bằng việc thay đổi  nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT quần chúng cũng như mở rộng các CLB TDTT đơn môn, đa môn để đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân; Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện các vận động viên thể thao thành tích cao....

VD

Ảnh trong bài
  • Một vài kết quả trong việc thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ở Hà Giang