Theo đó, nhận thức của người dân về tập luyện TDTT, tăng cường sức khỏe ngày càng được nâng lên, phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ, đồng thời là động lực để phát triển Thể thao thành tích cao, qua đó góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của địa phương, từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả trong hoạt động TDTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển theo đúng quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.
Chính vì vậy, từ năm 2012 toàn tỉnh có 30,6% dân số tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, 20,5% tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn hộ gia đình tập luyện TDTT và có 875 CLB thể thao cơ sở, thì đến nay toàn tỉnh ước đạt 32% dân số tập thể dục thường xuyên, 21,7% tổng số hộ gia đình đạt chuẩn hộ gia đình Thể thao, CLB Thể thao cơ sở phát triển mạnh, cả tỉnh có hơn 890 CLB duy trì hoạt động thường xuyên. 100% số trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khóa có nề nếp theo quy định, 50,5% số trường học có hoạt động TDTT ngoại khóa.
Bên cạnh đó, Thể thao thành tích cao từng bước được phát triển, tiếp cận và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Nhiều VĐV thi đấu đạt huy chương tại các giải quốc gia, khu vực và thế giới, được Tổng cục TDTT phong cấp kiện tướng và VĐV cấp I, được tuyển chọn vào các đội tuyển quốc gia. Qua đó, từng bước nâng cao vị thế của Thể thao Nghệ An. Đồng thời, tỉnh luôn duy trì 17 môn Thể thao thành tích cao với gần 500 VĐV tập trung ở các Trung tâm đào tạo huấn luyện TDTT và CLB Bóng đá Sông lam Nghệ An, tiến tới mở thêm các môn mới là Bóng bàn, Vovinam và Kich Boxing, đồng thời mở hệ thống lớp năng khiếu TDTT nghiệp dư ở cơ sở với tổng cộng gần 600 VĐV.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ, Thể thao thành tích cao của Nghệ An đã tham gia 264 giải Thể thao toàn quốc và quốc tế giành được tổng số 288 HCV, 397 HCB, 643 HCĐ. Ngoài việc tham gia các giải do Tổng cục TDTT tổ chức, hàng năm Nghệ An cũng được Trung ương ủy quyền đăng cai các giải Thể thao thành tích cao, góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện Thể thao trong toàn tỉnh cũng như khuyến khích các VĐV tích cực hơn nữa trong tập luyện và thi đấu.
Tuy nhiên, với những kết quả đạt được trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết, ngành TDTT tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương ở cơ sở chưa xác định đúng vai trò của TDTT ở địa phương nên thiếu quan tâm, chỉ đạo, dẫn đến hiệu quả chưa cao, vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực tế đưa cuộc vận động đi vào cuộc sống. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân trong triển khai thực hiện cuộc vận động chưa đồng bộ, chặt chẽ. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT ở cơ sở chưa được đầu tư thoải đáng, kinh phí cho các hoạt động TDTT chưa được đáp ứng yêu cầu...
Kế thừa những kết quả đạt được, ngành TDTT tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo 2016 - 2020 đặt mục tiêu, tập trung phát triển mạnh phong trào TDTT cho mọi người, lấy phong trào TDTT trong trường học làm nền tảng. Quan tâm mở rộng các môn Thể thao quần chúng, bảo tồn phát triển các môn Thể thao dân tộc của địa phương. Kết hợp hài hòa, lồng ghép đồng bộ giữa đầu tư phát triển TDTT với các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới, đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, đề án phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020.
Cùng với đó là các chỉ tiêu phấn đấu mà ngành TDTT tỉnh Nghệ An đưa ra cụ thể như: Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 34%, tỷ lệ gia đình tập luyện TDTT đạt 23,5%. Duy trì 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa, số trường thực hiện tốt hoạt động thể Thao ngoại khóa đạt từ 50% - 53%. Số CLB TDTT đạt từ 900 - 910 CLB, số cán bộ chiến sỹ kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đạt 98%. Phấn đấu 95% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện và tỉnh tổ chức Đại hội TDTT các cấp.
Ở lĩnh vực Thể thao thành tích cao, ngành TDTT tỉnh Nghệ An tập trung đổi mới, hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào thải lực lượng VĐV các đội tuyển của tỉnh. Tập trung đào tạo các môn Thể thao trọng điểm, các môn Thể thao truyền thống có thế mạnh; từng bước mở rộng quy mô đào tạo một số môn Thể thao Olympic phù hợp với điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật của tỉnh và xu hướng phát triển của Thể thao Việt Nam. Phát triển lực lượng VĐV một số môn Thể thao có thế mạnh của tỉnh, tuyển chọn huấn luyện viên các đội tuyển đi tham gia thi đấu các giải quốc gia, khu vực và thế giới đạt kết quả cao, phấn đấu đến năm 2020 có 158 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia, phát triển đầu tư cho 20 môn Thể thao thành tích cao với hàng trăm VĐV được gọi tập trung tập huấn tại các Trung tâm đào tạo huấn luyện TDTT của tỉnh.
Song, để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành TDTT tỉnh Nghệ An xác định tập trung vào 8 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp TDTT theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Củng cố và phát triển hệ thống thiết chế về TDTT quần chúng. Xây dựng mô hình điểm về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động TDTT tại các thôn, bản và xã, phường, thị trấn. Các cấp, các ngành triển khai xây dựng quy hoạch phát triển phong trào TDTT quần chúng gắn với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát triển các cơ sở tập luyện TDTT cho cộng đồng, phát triển tài năng Thể thao. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT, tăng cường thu hút các nguồn lực của xã hội, vận động mọi tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp công sức, tinh thần, vật chất tham gia tổ chức các hoạt động Thể thao quần chúng và xây dựng các công trình TDTT ở cơ sở...
N.H