You must configure this module first via "Module Settings"

Thanh Hóa: phát triển hệ thống CLB TDTT theo hướng Xã hội hóa

Thanh Hóa đã, đang thực hiện tốt nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT theo tinh thần Nghị quyết số 05/NQ-CP. Trong đó, phát triển hệ thống CLB TDTT là một bước tiến mới, khẳng định hướng đi đúng đắn đối với công tác đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động TDTT. Đó cũng là việc làm phù hợp, khẳng định sự quan tâm của các cấp chính quyền và xã hội đối với công tác TDTT, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp phát triển TDTT của tỉnh nhà.

Xác định xã hội  hóa TDTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT của tỉnh phát triển bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, kinh phí dành cho hoạt động TDTT còn nhiều hạn hẹp thì việc huy động các tổ chức xã hội, các cá nhân, doanh  nghiệp trong và ngoài địa phương chung tay đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao cũng như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện…

Theo thống kê của Sở VHTTDL Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 3270 câu lạc bộ TDTT, trong đó riêng ở thành phố Thanh Hóa có 219 CLB và điểm tập TDTT, có nhiều CLB TDTT hoạt động tích cực và hiệu quả. Các câu lạc bộ TDTT tập trung ở các môn như Điền kinh, Taekwondo, Pencaksilat, Lặn, Vật (đây đều là những môn thế mạnh của tỉnh), bên cạnh đó ở các môn như Vovinam, Karatedo, Bắn súng, Cử tạ  và thậm chí cả những môn còn non trẻ như Boxing, Khiêu vũ thể thao, Xe đạp cũng không ngừng tăng số lượng các CLB nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của người dân. Một trong những CLB điển hình, hoạt động hiệu quả đó là CLB Bóng đá FLC Thanh Hóa, CLB Khiêu vũ Thể thao T – DANCE và đặc biệt ở Thanh Hóa, riêng Người cao tuổi có tới 220 CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau”, thu hút 11.000 NCT tham gia. Ngoài việc giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau còn tổ chức nhiều hoạt động thi đấu thể thao và thường xuyên tham gia thi đấu giao lưu với các CLB khác. Để duy trì hoạt động, mỗi CLB đều xây dựng được quy chế đóng góp để tổ chức hoạt động. Mọi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng và vận động nguồn quỹ CLB. Từ nguồn quỹ đó, CLB sử dụng vào việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thể thao, đưa các VĐV tham gia thi đấu tại các giải của ngành, huyện, tỉnh. Bên cạnh việc tổ chức các môn thể thao hiện đại như: Quần vợt, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông... các môn thể thao dân tộc như: Kéo co, Đẩy gậy, Tung còn, Bắn nỏ và nhiều trò chơi dân gian mang tính vận động cao cũng được đưa vào tổ chức tập luyện và thi đấu thường xuyên, nhờ đó đã thúc đẩy phong trào luyện tâp của các CLB TDTT  ngày càng phát triển. 

Việc đẩy mạnh phát triển các câu lạc bộ TDTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng phong trào TDTT, tăng cường sức khỏe cho người dân. Các CLB TDTT hoạt động hiệu quả, tạo sân chơi bổ ích, bảo đảm xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhờ đó mà tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên của tỉnh không ngừng tăng theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có tới 35,5% dân số tập luyện TDTT thường xuyên; số gia đình Thể thao đạt: 25,5%; 100% trường học thực hiện giáo dục thể chất nề nếp; 98% trường học thực hiện giáo dục thể chất ngoại khoá.

Bà Vũ Thị Sao – thành viên CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau” xã Đông Thanh (Đông Sơn), cho biết: T khi tham gia CLB tôi được khám sc khe thường xuyên, được tp th dục dưỡng sinh, tham gia các bui tư vấn, h trợ cách phòng và điều tr bệnh lão hóa. Bản thân tôi thấy lợi ích từ việc tập luyện dưỡng sinh giúp cho cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai để cùng sống vui sống khỏe và sống có ích. Được biết, hàng năm, các CLB trên đều tổ chức nhiều giải giao lưu, thi đấu thể thao tạo điều kiện cho các hội viên được học hỏi nâng cao kỹ chiến thuật trong thi đấu. Thông qua các giải giao lưu, giao hữu là điều kiện tốt để các nhà làm thể thao chuyên nghiệp lựa chọn được các vận động viên đại diện cho tỉnh tham gia thi đấu ở các giải khu vực và toàn quốc như Giải thể thao gia đình toàn quốc, Hội thi thể thao nông dân toàn quốc, giải cầu lông các ngành trong phạm vi toàn quốc...

Có thể khẳng định, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các câu lạc bộ TDTT, phong trào TDTT quần chúng ở Thanh Hóa đã và đang thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, thành phần thường xuyên tham gia tập luyện nâng cao sức khỏe. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT của tỉnh ngày càng phát triển, xứng tầm là một trong 10 đơn vị dẫn đầu cả nước về TDTT.

Để góp phần nâng cao chất lượng phong trào, Sở VHTTDL tỉnh tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, chú trọng, quan tâm đến phát triển mạnh hệ thống các câu lạc bộ TDTT trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đồng thời kết hợp với chiến lược phát triển nền thể thao Thanh Hóa theo hướng chuyên nghiệp hóa, có chiều sâu  và trọng điểm là nền tảng quan trọng để thể thao Thanh Hóa tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước.

HP

Ảnh trong bài
  • Thanh Hóa: phát triển hệ thống CLB TDTT theo hướng Xã hội hóa