|
Đề án tổng thể nâng cao thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 được phê duyệt là minh chứng cho sự quan tâm củaĐảng đối với công tác TDTT (Ảnh:Thế Thiện) |
Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, chưa đầy bốn tháng, ngày 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha thể dục Trung ương – Cơ quan đầu tiên của ngành TDTT cách mạng nước ta. Vai trò của TDTT càng được khẳng định trong bức thư gửi Hội gnhị cán bộ TDTT, tháng 3-1960, khi Người xác định và nhấn mạnh Thể dục thể thao “là một công tác cách mạng trong những công tác cách mạng”!
Đó cũng chính là quan điểm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thể dục thể thao. Khi được xác định “là một công tác trong những công tác cách mạng”, TDTT có vị trí ngang bằng với công tác khác như công tác chính trị, tư tưởng, công tác văn hoá, công tác y tế, công tác giáo dục... Mặt khác, sự phát triển TDTT nước nhà không còn bó hẹp trong riêng ngành TDTT mà còn là trách nhiệm chung của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của toàn dân và toàn xã hội. Bên cạnh đó, Người cũng nêu lên quan điểm: Dân cường thì nước thịnh”. Sức khoẻ của nhân dân là một trong những nhân tố to lớn, quyết định sự phát triển của đất nước. Thông qua phục vụ sức khoẻ nhân dân, phục vụ sức khoẻ cho mọi người, TDTT góp phần phục vụ tất cả các hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục...
Do đó, TDTT phục vụ đắc lực sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng đồng thời phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác TDTT luôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ở mọi thời điểm, giai đoạn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.... của đất nước.
Không chỉ chỉ ra những quan điểm khoa học, chuẩn xác về TDTT, xác định đúng vai trò của nó trong quá trình phát triển của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá quan điểm của mình không chỉ thông qua các chính sách thực tiễn xã hội ở tầm vĩ mô, mà còn ở việc chăm lo, bảo vệ sức khoẻ của cá nhân với tư cách một thành viên xã hội, một con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, TDTT có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ của nhân dân.
Nhân dân khoẻ mạnh thì mọi việc mới hiệu quả. Vì vậy, TDTT phải trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, Mọi người dân phải tự giác, tự ý thức rèn luyện sức khoẻ thông qua hoạt động tập luyện TDTT. Theo Người “muốn sản xuất tốt, kháng chiến thắng lợi phải có sức khoẻ, muốn có sức khoẻ phải tập luyện TDTT.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh, tức là cả nước mạnh khoẻ.
Sức khoẻ luôn cần cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Muốn có sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước cần có chiến lược và biện pháp duy trì, bảo dưỡng và bổ sung, trong đó có chiến lược về rèn luyện TDT. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn nhân dân và các cháu thiêu niên, nhi đồng phải luôn tập luyện TDTT, rèn luyện sức khoẻ, coi đó như là bổn phận của mỗi người dân yêu nước, ai cũng có thể làm được, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong suốt những năm qua, lời dạy của Người về công tác TDTT luôn được thấm nhuần. Điều đó luôn được cụ thể hoá bằng những chủ trương, chính sách về TDTT mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra. Trong đó, gần đây nhất là Nghị quyết số 08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc Người Việt Nam giai đoạn 2011-2030l; Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...
Với sự quan tâm sâu sát của Đảng đối với lĩnh vực TDTT, công tác TDTT không ngừng được phát triển mạnh mẽ cả về chất cũng như lượng. Theo số liệu thống kê năm 2014; số người tập luyện TDTT thường xuyên trên cả nước đạt 27,3%; số gia đình thể thao đạt 19%. 97% số trường đảm bảo chương trình giáo dục thể chất, số CLB thể thao đạt 50.000 CLB. Thể thao Việt Nam hiện vẫn đang là một trong những quốc gia dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á và đặc biệt, trình độ của các VĐV Việt Nam ở một số môn Thể thao Olympic đã tiệm cận gần với các VĐV châu lục và thế giới như Bơi lội, bắn súng, TDDC..
Trải qua 85 xây dựng và trưởng thành (3/2/1945- 3/2/2015), dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có công tác TDTT còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự thống nhất, đoàn kết và sự quyết tâm của các cấp uỷ Đảng, sự nghiệp TDTT nước nhà đã, đang có những bước đi vững trãi trên con đường hội nhập và phát triển.
VD