Theo đó, mục tiêu của chiến lược hướng đến chính là: góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng và tầm vóc người Đồng Tháp, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, tập trung phát triển Thể thao thành tích cao, giữ vững thế mạnh ở các môn Thể thao trọng điểm: Xe đạp, Judo, Cờ Vua, Đá cầu, Bi sắt, Bóng đá và phát triển một số môn có tiềm năng phù hợp với chiến lược Thể thao thành tích cao của quốc gia.
Chỉ tiêu đặt ra mà ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp hướng tới đến năm 2020 đối với Thể thao quần chúng: Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 37%, số gia đình Thể thao đạt 28% và có 1.342 CLB Thể thao hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Tỷ lệ phổ cập Bơi cho trẻ em chiếm 60%, các trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất chiếm 100% (trong đó, tỷ lệ trường thực hiện tập luyện TDTT ngoại khóa đạt 45%, 99% học sinh các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định), hoạt động TDTT đối với lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định chiếm 100%...
Ngoài ra, Thể thao thành tích cao phấn đấu đứng trong nhóm 12 hạng đầu tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc năm 2014 và 2018; nhóm 5 hạng đầu tại các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2015 và 2019. Đồng thời, giữ vững thế mạnh các môn: Đá cầu, Xe đạp, Judo, Bi sắt, Cờ vua đạt trình độ châu Á và thế giới. Phát triển 2 môn Thể thao cơ bản: Điền kinh, Bơi lội và các môn có tiềm năng như: Karatedo, Taekwondo, Bóng bàn, Cầu mây, Bắn cung, Quần vợt... phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 560 VĐV (lực lượng năng khiếu, trẻ, tuyển) trong đó có khoảng 80 VĐV được phong đẳng cấp...
Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đào tạo tài năng Thể thao của tỉnh; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, HLV, VĐV, trọng tài và bác sỹ Thể thao...với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động người tham gia phát triển Thể thao thành tích cao và Thể thao chuyên nghiệp của tỉnh...
Ngoài ra, công tác xã hội hóa Thể dục Thể thao luôn được chú trọng: trong giai đoạn này khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân phát triển các thiết chế, cơ sở vật chất, các loại hình CLB TDTT ngoài công lập. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư đào tạo lực lượng Thể thao thành tích cao. Đến năm 2020 phấn đấu chi phí từ vận động xã hội hóa bằng 60% kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động TDTT.
Để kế hoạch: "Phát triển Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020" mang lại thành công như mong muốn, tỉnh Đồng Tháp xác định tập trung vào một số các giải pháp trọng điểm: Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đến từng đơn vị, huyện, thị, xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, nhằm tạo nhận thức và chuyển biến mới về phát triển phong trào TDTT sâu rộng, đều khắp cho quần chúng nhân dân.
Quy hoạch địa bàn trọng điểm để tuyển chọn và đào tạo VĐV một cách khoa học, hợp lý dựa trên cơ sở thế mạnh truyền thống và phong trào TDTT của từng huyện, thị xã, thành phố. Mở rộng hệ thống CLB, các lớp năng khiếu nghiệp dư, năng khiếu trọng điểm cơ sở. Xây dựng thí điểm các lớp năng khiếu Thể thao trong trường phổ thông để làm tiền đề cho công tác phát hiện, bồi dưỡng và cung cấp VĐV kế thừa. Ứng dụng khoa học, công nghệ, tin học trong quản lý và huấn luyện Thể thao. Bồ dưỡng, nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, HLV thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch. Triển khai có chọn lọc để phát triển Thể thao chuyên nghiệp đối với những môn có điều kiện, đảm bảo tốt các chế độ tập huấn trong và ngoài nước nhằm đạt được mục tiêu giành thứ hạng cao ở các giải thể thao quốc gia và quốc tế.
N. H