You must configure this module first via "Module Settings"

Quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Với mục tiêu xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của con người Quảng Nam, Chiến lược phát triển TDTT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2015 đã tập trung vào việc phát triển cả thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng.

Đối với thể thao thành tích cao, tỉnh Quảng Nam cũng đặt mục tiêu cụ thể là trong những năm tới phải hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Nam và các cơ chế, chính sách phát triển, đạt vị trí từ 32 - 30 tại Đại hội Thể dục - thể thao toàn quốc năm 2014 và trong nhóm 30 - 28 tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2018.

Về xây dựng lực lượng vận động viên, giai đoạn 2012 - 2015 hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao từ cấp huyện đến cấp tỉnh, đảm bảo phát triển đều ở 4 tuyến; tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, đảm bảo chỉ tiêu vận động viên (VĐV)/huấn luyện viên (HLV) đến năm 2015 là 300/35. Giai đoạn sau năm 2015 phát triển hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp hóa; quy hoạch phát triển VĐV và HLV giai đoạn 2020 là 525VĐV/58HLV và năm 2025 là 753VĐV/94 HLV. Thành tích thể thao đạt được tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng VĐV.

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, xác định các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh để đầu tư tập trung. Đến 2015 phát triển và duy trì thường xuyên từ 17-20 môn thể thao; giai đoạn sau năm 2015 hình thành 3 nhóm môn thể thao: nhóm môn trọng điểm, nhóm có phong trào phát triển rộng; nhóm môn thể thao dân tộc, thể thao giải trí. Phát triển một số môn thể thao chuyên nghiệp.

Sau năm 2015 hình thành các nhóm môn thể thao có trọng điểm. Định hướng các môn thể thao chuyên nghiệp: Bóng đá, Quần vợt, Billiard, Bóng chuyền, Võ thuật, Bơi lội, Đấu vật.

Kinh phí đầu tư đào tạo lực lượng vận động viên ở giai đoạn 2016 - 2020 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và mức độ chuyên nghiệp hoá của các môn thể thao. Định mức đầu tư cho 01 VĐV ở giai đoạn này được điều chỉnh tăng thêm 15% so với giai đoạn 2012 – 2015. Như vậy, dự kiến tổng định mức đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 125 tỷ đồng.

Trong khi đó, thể thao quần chúng sẽ tập trung xây dựng và phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong quần chúng nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 27% số người tập luyện thường xuyên/dân số; đến năm 2020 đạt tỷ lệ tương ứng là 32% và 2025 đạt 37%.

Đồng thời, tăng cường thể thao trong trường học, hướng đến năm 2015, 100% trường học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa và đảm bảo 80% số trường có tổ chức tập luyện thể dục, thể thao ngoại khóa thường xuyên.

Không những thế, ngành TDTT tỉnh Quảng Nam sẽ tăng cường công tác xã hội hoá trong thể thao. Theo đó phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 20 liên đoàn, hội thể thao cấp tỉnh; 600 câu lạc bộ thể thao; huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động thể thao.

V.A

Ảnh trong bài
  • Quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025