You must configure this module first via "Module Settings"

Xã hội hóa thể thao trường học: tiềm năng và giải pháp

Từ những phân tích nêu trên cho thấy công tác xã hội hoá TDTT đối với hệ thống nhà trường phổ thông các cấp tuy còn có những khó khăn và bất cập, song tiềm năng và điều kiện là to lớn. Tác động vào nhà trường là tác động vào toàn xã hội, tạo ra sự lan toả mạnh mẽ và có sức sống lâu bền của chủ trương xã hội hoá TDTT mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Tiềm năng, ảnh hưởng và lực lượng để thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trường học

Giáo dục phổ thông "cắm rễ" vào từng gia đình và để lại những dấu ấn khó phai mời trong ký ức của mỗi người. Giáo dục phổ thông có tác động và ảnh hưởng to lớn tới sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Quan tâm và chăm lo cho con em đến trường là nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm và niềm hy vọng của các bậc cha mẹ, tác động vào trẻ cũng chính là tác động vào đời sống và tình cảm của mỗi gia đình. Còn giáo viên giữ vai trò là lực lượng cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông, xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp và truyền thống đạo đức, giáo viên có ảnh hưởng to lớn đối với mỗi học sinh. Học sinh là đối tượng chính của việc triển khai thực hiện xã hội hoá TDTT trường học và chiếm một số lượng về đối tượng cua xã hội trong quá trình thực hiện xã họi hoá TDTT (gần 1/4 dân số cả nước).

Tính đến năm 2006, cả nước có 14.688 trường tiểu học với 276.624 lớp học, 7.317.813 học sinh và 353.608 giáo viên; có 10.275 trường THCS với 167.506 lớp học, 6445.364 học sinh và 306.067 giáo viên, có 2.268 trường THPT với 64.618 lớp học, 3.029.497 học sinh và 118.327 giáo viên.

Với 27.231 trường học phổ thông các cấp được phân bố trong phạm vi toàn quốc là điều kiện để triển khai công tác xã hội hóa về TDTT ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hiến pháp đã quy định, thực hiện chế độ GDTC bắt buộc đối với học sinh các bậc học, coi đó là yêu cầu phổ cấp trong đào tạo và giáo dục nền tảng đối với lực lượng lao động tương lai.

Mặt khác, chương trình GDTC được thực hiện với 2 tiết/1tuần trong suốt 12 năm học của giáo dục phổ thông, nhằm mục tiêu phát triển thể chất và trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để tự học tập và rèn luyện suốt đời; Cùng với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhà trường và giáo viên thực hiện chức năng giảng dạy nội khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh mà nòng cốt là giáo viên chuyên trách TDTT... Đó đều là những tiềm năng về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện và vị trí lãnh thổ của hoạt động giáo dục phổ thông rất thuận lợi đối với công tác xã hội hóa TDTT.

Hơn nữa, một thực tế cho thấy, học sinh phổ thông các cấp chiếm đại đa số lực lượng thanh thiếu niên từ 7 đến 19 tuổi của đất nước, hoạt động vận động và tập luyện TDTT là nhu cầu vốn có, tự nhiên của các em trong độ tuổi này. Tác động cơ bản của nhà trường và xã hội chủ yếu là tổ chức, định hướng, tạo dựng cơ sở vất chất và điều kiện để các em được hoạt động TDTT, giáo dục và rèn luyện sự bền vững nhu cầu tự nhiên về hoạt động vận động và rèn luyện thân thể.

Các công trình khoa học đã chứng minh: TDTT có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành và hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển thể chất cho lứa tuổi học sinh là thuận lợi và hiệu quả hơn bất cứ lứa tuổi nào khác. Lứa tuổi học sinh là đối tượng phù hợp để sử dụng tác động của TDTT nhằm góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất con người. Những nhu cầu hoạt động và hiệu quả tác động của rèn luyện thân thể là một trong những tiềm năng thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT.

Định hướng về giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương xã hội hoá trong hệ thống giáo dục phổ thông

Từ những phân tích nêu trên cho thấy công tác xã hội hoá TDTT đối với hệ thống nhà trường phổ thông các cấp tuy còn có những khó khăn và bất cập, song tiềm năng và điều kiện là to lớn. Tác động vào nhà trường là tác động vào toàn xã hội, tạo ra sự lan toả mạnh mẽ và có sức sống lâu bền của chủ trương xã hội hoá TDTT mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT từ trường học để làm khâu "đột phá" thực hiện xã họi hoá TDTT trong phạm vi toàn quốc là định hướng có tính quyết định và then chốt. Sử dụng đội ngũ giáo viên làm lực lượng tổ chức, triển khai và giám sát quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong nhà trường phổ thông các cấp là giải pháp tích cực, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

Với 778.002 giáo viên hiện có và hàng chục ngàn giáo sinh trong 23 trường Đại học Sư phạm và khoa Sư phạm, 63 trường Cao đẳng Sư phạm trong phạm vi toàn quốc thông qua hoạt động đào tạo, đào tạo nâng cao và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để biến chủ trương và biện pháp xã hội hoá về TDTT thành mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong hoạt động giáo dục, đó là con đường ngắn nhất để thực hiện thành công xã hội hoá TDTT trong phạm vi trường học.

Hoạt động GDTC trong đào tạo và đào tạo nâng cao đối với đội ngũ giáo viên nếu được đổi mới theo hướng vừa  phát triển thể chất người học, vừa trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động TDTT, hoạt động rèn luyện thân thể ngoài giờ cho học sinh, điều đó sẽ cho phép hình thành một dội ngũ tuyên truyền viên, hướng dẫn viên TDTT trường học có chất lượng về chuyên môn, đông về số lượng, rộng lớn về phạm vi và quy mô tổ chức thực hiện.

Không những thế, thông qua kết quả đào tạo cho phép mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động giáo dục của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp, công tác tổ chức và điều khiển các hoạt động ngoài giờ, công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động đoàn, đội.

Giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp không ai hơn họ làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục nhận thức về hoạt động TDTT cho học sinh; không ai hơn họ tổ chức, quản lý và điều khiển có hiệu quả hoạt động TDTT trường học và cũng không ai hơn họ về khẳ năng lối cuốn đông đảo học sinh và phụ huynh tích cực góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT.

Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng để xã hội hoá TDTT trong trường học là rất lớn với hàng chục triệu học sinh và giáo viên đã được cả xã hội cùng quan tâm. Định hướng chủ đạo trong việc xã hội hoá TDTT trường học chính là huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh và các tổ chức chính trị, xã hội, các hộ gia đình cùng tham gia hoạt động TDTT trong môi trường trường học.

Hồ Đắc Sơn

Ảnh trong bài
  • Xã hội hóa thể thao trường học: tiềm năng và giải pháp