Bóng chuyền Việt Nam - những hướng đi mới

Có thể nói, năm 2009 Bóng chuyền Việt Nam đã có những bước tiến đột phá trong việc ban hành các văn bản pháp quy như: Bộ môn và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã soạn thảo, trình lãnh đạo Bộ VH,TT&DL, Tổng cục TDTT nhằm ban hành quy chế chuyển nhượng VĐV mở ra hướng phát triển mới. Theo đó, ngoài sự phát triển về mặt chuyên môn các VĐV trong một năm sẽ được thi đấu nhiều hơn tại các giải đấu trong nước và quốc tế.

Bóng chuyền là một trong những môn thể thao có tính xã hội hoá rất cao ở Việt Nam. Trong năm 2009, trước khó khăn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến các hoạt động của Bóng chuyền Việt Nam. Tuy nhiên, với sự cố gắng của những người làm công tác quản lý môn Bóng chuyền và sự phối hợp của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch hoạt động của môn Bóng chuyền năm 2009 đã được thực hiện rất thành công, hiệu quả.

Với hàng loạt các giải đấu trong nước và quốc tế đã được tổ chức thành công, để lại những dấu ấn đẹp trong lòng người hâm mộ và bạn bè quốc tế, tiêu biểu nhất là giải Bóng chuyền vô địch nữ Châu Á tại Hà Nội, là một giải đấu lớn cấp Châu lục được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2009. Đặc biệt, trong năm 2009 khi các VĐV tập trung các đội tuyển quốc gia đều có phụ cấp hàng tháng, đây là nguồn khích lệ tinh thần rất lớn để các VĐV yên tâm, cố gắng phấn đấu trong tập luyện tạo tiền đề đạt thành tích tốt tại SEA Games 25...

Có thể nói, năm 2009 Bóng chuyền Việt Nam đã có những bước tiến đột phá trong việc ban hành các văn bản pháp quy như: Bộ môn và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã soạn thảo, trình lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục TDTT nhằm ban hành quy chế chuyển nhượng VĐV mở ra hướng phát triển mới. Theo đó, ngoài sự phát triển về mặt chuyên môn các VĐV trong một năm sẽ được thi đấu nhiều hơn tại các giải đấu trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các VĐV tăng thêm thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Từ đó, VĐV có thể yên tâm tập luyện, xác định Bóng chuyền là một nghề thực thụ.

Bước sang năm 2010, kế thừa những thành công của năm trước, hy vọng Bóng chuyền Việt Nam sẽ có một diện mạo mới. Để làm tốt điều này, trong kế hoạch công tác năm 2010 đã nêu rõ mục tiêu phát triển của môn Bóng chuyền, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo đội ngũ VĐV trẻ kế cận cho các VĐV trong đội tuyển quốc gia hiện nay. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất và cần được làm ngay bởi đội ngũ VĐV đội tuyển quốc gia đang ngày càng già đi và phong độ có phần đi xuống trong khi lực lượng kế cận để thay thế vẫn chưa có.

Theo thông tin mới nhất từ Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tại cuộc họp bảo vệ kế hoạch năm 2010 của rmôn Bóng chuyền vừa diễn ra gần đây. Để tập trung cho công tác đào tạo lực lượng VĐV trẻ trong thời gian tới, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển môn Bóng chuyền đến năm 2015 trong đó đặc biệt yêu cầu tất cả các đội khi tham dự các giải đấu Bóng chuyền nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia đều phải có đội tuyển trẻ.

N. Hương

Ảnh trong bài
  • Bóng chuyền Việt Nam -  những hướng đi mới