Theo đó, trong năm 2025, Ủy ban đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tỉnh, thành phố trong cả nước thành lập Câu lạc bộ TDTT cơ sở, loại hình TDTT tự nguyện trong cộng đồng, trung tâm phục hồi chức năng dành cho người khuyết tật nhằm thu hút ngày càng nhiều người khuyết tật tham gia tập luyện TDTT thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho VĐV Lê Văn Công và HLV Lê Quang Thái
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhằm phát triển thể thao cộng đồng, các công trình TDTT, hỗ trợ địa điểm tập luyện và bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Phấn đấu đạt chỉ tiêu là 70% các tỉnh, thành phố trên cả nước có Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật.
Đồng thời tiếp tục mở rộng, phổ biến và phát triển 15 môn thể thao trở lên cho người khuyết tật tập luyện trong năm 2024 - 2026 trên tinh thần mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để tham gia. Trong đó, chú trọng vào một số môn thể thao như: điền kinh, bơi, cử tạ, cờ vua, bóng bàn, cầu lông, judo khiếm thị, taekwondo, bắn cung, quần vợt xe lăn, khiêu vũ thể thao, yoga, bóng đá người khiếm thị, thể thao điện tử, pickball, boccia.
Ủy ban phối hợp với Cục Thể dục thể thao Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công giải vô địch toàn quốc năm 2025 cho một số môn thể thao như: cầu lông, bóng bàn, cử tạ, boccia, bắn cung, quần vợt xe lăn hoặc pickleball; điền kinh, bơi, cờ vua, dự kiến thu hút 1.200 VĐV tham gia. Bên cạnh đó, phối hợp, tạo điều kiện cho việc tổ chức các giải thể thao khác cho người khuyết tật.
Phối hợp với Cục Thể dục thể thao Việt Nam và các địa phương tạo điều kiện duy trì từ 55 - 60 VĐV thường xuyên được tập luyện tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT các tỉnh, thành phố để sẵn sàng tham gia các giải quốc tế; bổ sung từ 10 - 15 VĐV trẻ. Vận động các tỉnh, thành phố xây dựng lực lượng học sinh năng khiếu thể thao cấp tỉnh, thành phố để tạo nguồn VĐV trẻ tham dự Đại hội Thể thao châu Á năm 2025. Phấn đầu có từ 5 - 7 VĐV đạt chuẩn để tham dự Đại hội Thể thao thế giới lần thứ 18 (Paralympic Los Angeles năm 2028), thi đấu ở 3 môn: điền kinh, bơi, cử tạ,..
Để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tham mưu Cục Thể dục thể thao Việt Nam xây dựng một số chế độ chính sách cho VĐV người khuyết tật; nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu vận động quốc gia phục vụ cho thi đấu; tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người khuyết tật tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, thành lập các câu lạc bộ từng môn hoặc nhiều môn thể thao trong cộng đồng ở các ngành, địa phương. Chú trọng phát triển phong trào TDTT người khuyết tật ở các địa phương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Bắc Giang, Gia Lai, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
Thu Hằng