Cụ thể, năm 2022 Bộ VHTTDL được giao hoàn thành các văn bản: 3 Luật dự kiến trình Quốc hội thông qua; 3 dự án luật phải nghiên cứu rà soát; 9 Nghị định, đề nghị xây dựng Nghị định phải nghiên cứu soạn thảo trình Chính phủ; 19 Thông tư Bộ trưởng sẽ ban hành theo thẩm quyền để điều chỉnh các lĩnh vực chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch. Ngoài ra, còn có nhóm các Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực VHTTDL với 25 văn bản phải hoàn thành...
Để có được kết quả này là nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ cùng với các Bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội đã tạo thuận lợi rất lớn cho việc hoàn thành chương trình, mục tiêu đặt ra. Quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật được đảm bảo. Những điều đó đã bước đầu tháo gỡ được một số khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, góp phần thúc đẩy phát triển ngành trong năm qua.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và thực hiện hoàn hiện các thể chế của ngành VHTTDL vẫn còn tồn đọng những hạn chế nhất định như: Việc bố trí thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Các hoạt động sự nghiệp, sự kiện tại các đơn vị tham mưu quản lý nhà nước còn khá nhiều.
Chất lượng một số văn bản ban hành còn hạn chế, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn dẫn đến khó áp dụng hoặc chưa đáp ứng được mục tiêu quản lý. Việc đánh giá, tổng kết thực tiễn làm căn cứ xây dựng pháp luật còn chưa sát, thiếu chặt chẽ, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn làm công tác xây dựng pháp luật tại một số đơn vị còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp trong một số trường hợp còn thiếu chủ động, làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng pháp luật.
Khắc phục những tồn tại trong năm 2022, ngành VHTTDL hướng tới tiếp tục đảm bảo công tác hoàn thiện văn bản, đảm bảo tính hệ thống pháp luật về VHTTDL giai đoạn 2022 – 2026. Cùng với đó, toàn ngành xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể về công tác xây dựng pháp luật trong năm 2023 như: Tiếp tục thể chế hóa toàn diện, kịp thời các chủ trương chính sách mới của Đảng trong lĩnh vực VHTTDL, Hiến pháp năm 2013. Khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, tăng cường phân cấp, phân quyền để các địa phương tăng cường chủ động, linh hoạt trong quản lý nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành chung của Bộ. Từng bước nâng cao hiệu lực pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về VHTTDL, hạn chế khoảng trống pháp lý.
Để hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra, toàn ngành tập trung vào thực hiện hiệu quả các giải pháp như: Công tác xây dựng pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ nhắm nâng cao nhận thức của các ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương nhằm phát huy trí tuệ tập thể, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao.
Quá trình xây dựng pháp luật phải có sự chuẩn bị kỹ, từ sớm, từ xa nhằm đánh giá đúng thực chất tác động chính sách của từng văn bản. Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác quản lý nhà nước, đảm bảo hội tủ đủ các yếu tốt cần thiết, cho việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật (sự phù hợp với định hướng của Đảng, đã có sự đánh giá thực tiễn, thống nhất với tổng thể chung của hệ thống pháp luật...).
Ba là, công tác xây dựng pháp luật cần được tiếp tục tăng cường về nguồn lực, từ việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật. Huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự điều chỉnh đến việc ưu tiên đầu tư về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ về công tác xây dựng pháp luật.
N.H