![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/11042/TDM_8593.jpg)
Phó tổng cục trưởng - Nguyễn Hồng Minh chủ trì buổi họp (Ảnh:QB)
Theo đó, có 3 nội dung chính cần triển khai sớm:
Thành lập bộ phận chuyên môn để tham gia công tác phân loại thương tật VĐV tại Đại hội:
Dự kiến tổ chuyên gia gồm 3 thành viên chính và một số thành viên giúp việc (thực hiện chuyên môn và tham gia tập huấn). Vì vậy chủ nhà Việt Nam đề xuất cử 7-9 thành viên tham gia, sẽ thực hiện các công việc phân loại thương tật tại Đại hội. Nhân sự là các bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện thể thao Việt Nam và Trung tâm Doping.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/11042/TDM_8603.JPG)
Các thành viên dự họp đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid - 19 (Ảnh:QB)
Tổ chức tập huấn chuyên môn:
Các thành viên đều thống nhất việc tổ chức tập huấn về phân loại thương tật theo hình thức trực tuyến với sự hỗ trợ của Ban tổ chức nước chủ nhà. Tuy nhiên cần có kế hoạch cụ thể và chi tiết.
Thời gian tập huấn trực tuyến trong khoảng tháng 8-9 năm 2021. Thành viên tham gia gồm tổ chuyên gia và bộ phận giúp việc (7-10 thành viên của Việt Nam). APSF đề xuất việc phân loại thương tật trước đại hội bằng hình thức trực tuyến với sự hỗ trợ của các cán bộ phân loại thương tật đã được tập huấn trước đó. Do vậy nước chủ nhà sẽ cần phải chuẩn bị phương tiện để chuẩn bị cho chương trình tập huấn.
Thời gian thực hiện phân loại VĐV:
Dự kiến diễn ra vào tháng 11 năm 2021. Công tác này còn tùy thuộc vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới để đưa ra quyết định có tổ chức Đại hội hay không. Và thời gian thực hiện phân loại VĐV cũng còn phụ thuộc vào danh sách đăng ký của VĐV./.
Thùy Anh