Quy hoạch trường ĐH TDTT II và Trung tâm HLTTQG II dựa trên 4 yếu tố

Theo quy hoạch của Trường ĐH TDTT II và THLTTQG II (gọi tắt là nhà trường), đến năm 2015 sẽ có 3 cơ sở (ngoài cơ sở chính tại Thủ Đức như hiện nay):cơ sở 1 tại Thủ Đức (sẽ mở rộng từ 12 ha lên 20 ha); Cơ sở 2 ở Mũi Né, Bình Thuận (đang đầu tư giai đoạn 1 với diện tích 8 ha); Cơ sở 3 tại Lâm Đồng (dự kiến có diện tích từ 20 - 25 ha) và cơ sở 4 tại đồng bằng sông Cửu Long (có diện tích 15 - 20 ha).

Sáng 25/7, lãnh đạo Uỷ ban TDTT đã có buổi làm việc và nghe trình bày cụ thể Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường ĐH TDTT II và TTHLTTQG II đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Tham gia cuộc họp còn có đại diện các vụ chức năng Uỷ ban TDTT. Cuộc họp do PCN Huỳnh Vĩnh Ái chủ trì.

Tại cuộc họp, ông Lâm Quang Thành - Hiệu trưởng trường ĐH TDTT II kiêm Giám đốc TTHLTTQG II đã trình bày khái quát về thực trạng hiện nay của Trường và Trung tâm về các mặt như diện tích, cơ sở vật chất, con người cũng như đánh giá những việc đã làm được và những mặt tồn tại cần khắc phục.

Theo quy hoạch của Trường ĐH TDTT II và THLTTQG II (gọi tắt là nhà trường), đến năm 2015 sẽ có 3 cơ sở (ngoài cơ sở chính tại Thủ Đức như hiện nay):cơ sở 1 tại Thủ Đức (sẽ mở rộng từ 12 ha lên 20 ha); Cơ sở 2 ở Mũi Né, Bình Thuận (đang đầu tư giai đoạn 1 với diện tích 8 ha); Cơ sở 3 tại Lâm Đồng (dự kiến có diện tích từ 20 - 25 ha) và cơ sở 4 tại đồng bằng sông Cửu Long (có diện tích 15 - 20 ha).

Các hạng mục công trình sẽ được đầu tư theo hướng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Vốn đầu tư sẽ được tiến hành theo nguyên tắc một phần vốn từ ngân sách nhà nước, một phần nguồn vốn được huy động từ các nguồn khác. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng về kinh phí đầu tư của Nhà nước. Lãnh đạo nhà trường chủ trương phát triển theo hướng toàn diện, dựa trên 4 yếu tố là trường Đại học TDTT, TTHLTTQG, Viện Khoa học và Trung tâm thông tin tư liệu.

Phát biểu tại cuộc họp, PCN Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao những thành tích mà cán bộ nhà trường đã đạt được trong thời gian qua. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng với đội ngũ cán bộ năng động và sáng tạo, Nhà trường đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. PCN cũng đề nghị quy hoạch của Nhà trường chủ yếu là khu vực tam giác Tp Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long có dự án riêng, nhưng trong thời gian đầu, vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà trường. Đối với cơ sở 1 (Thủ Đức), Nhà trường nên chú trọng đầu tư chiều sâu, xây dựng quy hoạch chi tiết, hợp lý và khoa học cho nơi này. Hai cơ sở còn cần chú trọng vào mục đích huấn luyện, kết hợp với dịch vụ để tăng thêm nguồn thu.

Quy hoạch tổng thể về hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường ĐH TDTT II và TTHKTTQG II đã cho thấy ngành TDTT rất chú trọng đến việc phát triển theo cả chiều sâu và diện rộng. Đây là tiền đề phát triển hơn nữa phong trào TDTT trong quần chúng nhân dân khu vực phía Nam, từ đó tạo điều kiện để thể thao Việt Nam bắt kịp với thể thao khu vực và thế giới.
 

T.Dương
 

Ảnh trong bài
  • Quy hoạch trường ĐH TDTT II và Trung tâm HLTTQG II dựa trên 4 yếu tố