Phát biểu chào mừng đoàn kiểm tra Trung ương đã tới làm việc tại Bộ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: trong 5 năm qua, Bộ đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW đạt hiệu quả cao. Hàng năm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan kịp thời có sự đầu tư, chỉnh sửa những việc trực tiếp liên quan đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
![](/Portals/0/EasyGalleryImages/1/42/botruong.jpg)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong 05 năm qua, công tác triển khai và thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn còn biểu hiện những hạn chế nhất định như: công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích cong chưa được coi trọng, có hiện tượng tận thu trong khai thác giá trị di tích. Nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn thấp. Đời sống văn hóa, thể thao của công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nghèo nàn. Quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao chưa được quan tâm quy hoạch. Kinh phí đầu tư cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn hạn hẹp khiến các đơn vị nghệ thuật gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là các đơn vị nghệ thuật truyền thống. Cùng với đó, nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình còn hạn chế, năng lực đội ngũ làm công tác gia đình chưa đồng đều. Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra khá phức tạp và nghiêm trọng ở một số nơi.
Để công tác triển khai và thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW tiếp tục đạt được những hiệu quả tốt, thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Bộ đặt ra tron thời gian tới về vấn đề này. Trong đó, tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về vị trí, vài trò của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững; đổi mới tư suy lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo vai trò kiến tạo phát triển văn hóa, xây dựng con người, tăng cường hiệu quả của các hệ thống thiết chế văn hóa. Phát triển thị trưởng văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dung và thị trường ngoài nước. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, là những chủ thể văn hóa có bản lĩnh, sáng tạo, có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế. Tập trung nguồn lực nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người, ưu tiên nguồn lực cho vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng hưởng chính sách xã hội, đối tượng chịu thiệt thòi, cho một số loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại cần bảo tồn, phát triển. Xác lập quyền lực mền quốc gia bằng văn hóa với các chính sách phát triển hợp lý, trên cơ sở các giá trị đặc sắc, lợi thế cạnh tranh của văn hóa Việt Nam, tạo sức đề kháng trước sự gia tăng sức mạnh mền của một số quốc gia. Tập trung đổi mới, phát triển một số lĩnh vực ưu tiên để phát triển văn hóa, xây dựng con người.