ASEAN Paragames III: Thể thao Việt Nam đã sẵn sàng

ASEAN Paragames là Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo thông lệ, giải được tổ chức ngay sau khi SEA Games kết thúc. ASEAN Paragames được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2001 tại Malaysia, lần thứ 2 tại Việt Nam (2003) và lần thứ 3 sẽ được tổ chức tai Manila, Phipippnes từ ngày14 đến 20/12 với 10 môn thi: Điền kinh, Bơi lội, Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ, Cờ vua, Bóng rổ, Bóng lăn, Judo và Tennis xe lăn.

ASEAN Paragames là Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo thông lệ, giải được tổ chức ngay sau khi SEA Games kết thúc. ASEAN Paragames được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2001 tại Malaysia, lần thứ 2 tại Việt Nam (2003) và lần thứ 3 sẽ được tổ chức tai Manila, Phipippnes từ ngày14 đến 20/12 với 10 môn thi: Điền kinh, Bơi lội, Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ, Cờ vua, Bóng rổ, Bóng lăn, Judo và Tennis xe lăn.

Sáng ngày 9/12, Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự ASEAN Paragames III đã làm Lễ xuất quân. Đoàn TTNKT Việt Nam đã vinh dự được đón Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Danh Thái, Trung tướng Nguyễn Thế Bôn, Chủ tịch Hiệp hội Thể thao Người khuyết tật cùng đông đảo các quan chức ngành TDTT. Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự giải lần này gồm có 69 VĐV, tranh tài ở 6 trong tổng số 10 môn thi đấu.

Để chuẩn bị cho Đại hội này, ngay từ đầu năm, Hiệp hội thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã phối hợp với ngành TDTT mà cụ thể là Vụ Thể thao quần chúng đã tiến hành tuyển chọn những VĐV xuất sắc nhất chuẩn bị cho công tác tập huấn chuẩn bị tham gia Đại hội. Qua giải thể thao Người khuyết tật toàn quốc được tổ chức vào tháng 7/2005 tại Hà Nội, các nhà chuyên môn đã tuyển chọn được 110 VĐV của 6 môn: Điền kinh, Bơi lội, Bóng bàn, Cầu lông, Cờ vua có thành tích xuất sắc nhất. Các VĐV được tập trung tập huấn từ 1/10/2005 tại hai khu vực là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết thúc giai đoạn I tập huấn, BHL đã chọn ra 69 VĐV của các môn có thành tích tốt nhất trong số 110 VĐV để tập trung cho giai đoạn II. Đến nay, đã kết thúc giai đoạn tập huấn này và các VĐV đều vượt qua thành tích của chính mình trước đây. Tất cả các VĐV đều rất mạnh khoẻ, phấn khởi và tự tin trước khi bước vào một cuộc thi mới.

Lần đầu tiên tham dự Paragames, đoàn TTVN chỉ có 13 VĐV và đã đạt thành tích 15 HCV. Năm 2003, khi ASEAN Paragames II được tổ chức ở Việt Nam, chúng ta đã tham dự 5 môn thi (Điền kinh, Bơi lội, Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ) với 243 VĐV và đã giành được 85 HCV, xếp thứ 2 toàn đoàn.

Tại Đại hội lần này, các VĐV sẽ chia ra theo các hạng thương tật để thi đấu, mỗi VĐV được tranh tài ở 3 nội dung. Lực lượng của đoàn chủ yếu là những VĐV đã giành thành tích cao tại Paragames 2 và Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc 2005, với những gương mặt quen thuộc như Nhữ Thị Khoa, Trịnh Công Luận (Điền kinh), Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Quý Vương (Bơi lội), Châu Hoàng Tuyết Loan, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hương Giang (Cử tạ)... Điền kinh với lực lượng đông nhất (25 VĐV) hy vọng sẽ là môn thi giành được thành tích cao nhất (khoảng 30 HCV).

Theo đánh giá của ông Vũ Thế Phiệt, Chủ tịch Hiệp hội Thể thao Người khuyết tật Việt Nam, mục tiêu chính của chúng ta tại Đại hội này là cố gắng vượt qua chính bản thân mình để giành thành tích tốt nhất. Do đó, lực lượng VĐV tham gia đều có chất lượng rất cao và sẽ phấn đấu trung bình mỗi VĐV giành được 1 HC. Bên cạnh đó, các VĐV sẽ cố gắng nâng cao thành tích thi đấu ngang tầm châu lục để chuẩn bị tham dự Giải Thể thao Người khuyết tật châu Á (tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 2006). Ngoài ra, thành tích cao và thái độ thi đấu trung thực, cao thượng của các VĐV khuyết tật, phát huy thành công của đoàn TTVN tại Sea Games 23 sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế.

Phát biểu tại Lễ Xuất quân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT Nguyễn Danh Thái đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Thể thao Người khuyết tật. Bộ trưởng nói: “Khác với thể thao thành tích cao, thể thao người khuyết tật có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện ý chí vươn lên hoà nhập với xã hội của cộng đồng người khuyết tật. Ngành Thể dục thể thao đã, đang và sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển phong trào rèn luyện thể thao trong cộng đồng người khuyết tật, giúp các bạn thêm có thêm niềm tin, thêm ý chí. Việc tham dự ASEAN Paragames lần này là một trong những cố gắng đó.”

Bộ trưởng mong muốn các VĐV tham dự Đại hội với tinh thần hữu nghị, trung thực, cao thượng và đoàn kết, thể hiện thiện chí Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các dân tộc anh em trong khu vực, tôn trọng phong tục, tập quán và tuân thủ các nội quy, quy định của Ban Tổ chức, nước chủ nhà Philippines cũng như luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục những khó khăn trong sinh hoạt và thi đấu. Bộ trưởng chúc toàn đoàn nỗ lực thi đấu để giành được nhiều huy chương, mang lại vinh dự cho Tổ quốc.
 

Bài và ảnh: TD
 

Ảnh trong bài
  • ASEAN Paragames III: Thể thao Việt Nam đã sẵn sàng