Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao 2005 – 2015 và những năm tới

Sau thắng lợi của Việt Nam tại OLimpic Sydney 2000, ASiad 2002 và Sea game 22, thể thao Việt Nam đã có vị trí nhất định là một trong 3 nước mạnh ở Sea game 22, xếp vị trí 15 tại ASIAD 2002 và đứng hàng 64 trên thế giới với 1 HCB tại Olimpic Sydney.

Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao 2005 – 2015 và những năm tới

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ bằng những chủ trương, chính sách và kinh phí cấp cho ngành Thể thao ngày một nhiều hơn; được sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo ngành trong việc xây dựng kế hoạch phát triển thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và quy trình đào tạo tài năng thể thao cùng với sự đầu tư năng động của địa phương. Thể thao Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức thành công Sea game 22. Đoàn thể thao việt nam đã đoạt 155 huy chương vàng, 96 huy chương bạc, 92 huy chương đồng, xếp thứ nhất toàn đoàn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn còn không ít tồn tại cần có giải pháp khắc phục. Công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao vẫn còn bị động, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội ; quy hoạch phát triển, sự phân ấp phân vùng còn chưa hợp lý, sáng tạo, việc áp dụng các thàn tựu khoa học, kỹ thuật của thế giới vào lĩnh vực thể thao chữ thực sự đợc quan tâm, đặc biệt là vai trò của y họ, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chưa đồng bộ, lực lượng HLV, cán bộ chuyên trách làm công tác thể thao thành tích cao còn thiếu và chậm đổi mới về tư duy cũng như về tri thức khoa học huấn luyện, công tác giáo dục đạo dức chính trị, tư tưởng trong đội ngủ cán bộ, HLV, VĐV trọng tài chưa được tiến hành thường xuyên, công tác đào tạo vận động viên trẻ ở tuyến cơ sở chưa thực sự quan tâm; hệ thống các tổ chức xã hội về TDTT chưa đạt hiệu quả cao. Nhằm khắc phục những tồn tại trên, Hội nghị chuyên đề toàn ngành lần này sẽ tập trung thảo luận phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển thể thao thành tích cao từ năm 2005 -2015 và những năm tiếp theo.


Sau thắng lợi của Việt Nam tại OLimpic Sydney 2000, ASiad 2002 và Sea game 22, thể thao Việt Nam đã có vị trí nhất định là một trong 3 nước mạnh ở Sea game 22, xếp vị trí 15 tại ASIAD 2002 và đứng hàng 64 trên thế giới với 1 HCB tại Olimpic Sydney. Tại Olimpic Athens 2004 mặc dù chưa đạt huy chương nhưng Việt Nam đã có một số vận động viên vượt qua vòng vòng loại ở châu lục. Để có được bước tiến vững chắc trong các kỳ ASIAD và Olimpic tới, đã đến lúc thể thao Việt Nam đã chọn cho mình những phương pháp và nhiệm vụ chiến lược phù hợp với giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Những tiến bộ và tăng trưởng của thành tích thể thao trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là Sea games 22 đã cho thấy: mục tiêu đạt thứ hạng cao ở đấu trường Sea games chúng ta thực hiện được. Trong giai đoạn 2005- 2015 thể thao Việt Nam phải vươn lên thứ hạng cao hơn ở đại hội Châu á (ASIAD Games). Đồng thời trong quá trình chuẩn bị cho ASIAD chúng ta phải lựa chọn và đưa đi tập huấn một sô VĐV ưu tú đã đạt thành tích cao ở một sô nội dung của một vài môn thể thao mà chúng ta hy vọng có khả năng giành huy chương tại các kỳ Đại hội Olympic. Mục tiêu định hướng chung của thể thao thành tích cao đến năm 2020 là phát triển lực lượng VĐV đông đảo trong hầu hết các môn thể thao của khu vực, nhất là các môn thể thao trọng điểm trong chương trình ASIADvà Olympic; duy trì và ổn định vị trí là một trong 3 nước đứng đầu ở SEA Games, phấn đấu vươn lên thứ hạng cao hơn (từ 15 đến 10) tại đấu trường ASIAD phấn đấu gìành huy chương, đặc biệt là huy chương vàng trong các kỳ đại hội Olympic (2008- 2012 -2016).


Trong thời gian tới, thể thao Việt Nam sẽ phát triển tối thiểu 30 môn thể thao với khoảng 30.000 VĐV, trong đó chú trọng những môn cơ bản của chương trình Olympic và như ASIAD như: các môn thể thao đối kháng(tập trung những hạng cân nhẹ),. điền kinh, bơi lội (những cự ly và nội dung phù hợp với thể trạng VĐV Việt Nam ), những môn thể dục nằm trong chương trình thi đấu bắt buộc tại SEA Games , In door Games, ASIAD, Olympic tập trung vào lực lượng VĐV nữ. Việc phát triển những môn thể thao trên phải nằm trong kế hoạch xuyên suốt từ các cuộc thi đấu Hội khoẻ phù đổng các giải thể thao quốc gia . đại hội TDTT Toàn quốc, các kỳ SEA Games, các kỳ Indoor Games, các kỳ ASIAD, các kỳ Olympic.

Xác định rõ các môn, nội dung thi, các VĐV ưu tú có khả năng giành huy chương ASIAD và Olympic để có chế độ tập trung đầu tư chăm sóc đặc biệt nhằm bảo đảm cho việc thành tích cao. Để có đủ kinh phí, ngành TDTT cần sớm trình Chính phủ vấn đề này. Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, cần xác định và duy trì phương thức đào tạo “chuyên nghiệp hoá” cao độ đối với vận động viên ưu tú ở những môn, nội dung , mục tiêu, trọng điểm Olympic, không bỏ qua các cuộc thi đấu ở cấp độ từ vô địch trẻ đến các giải châu lục và thế giới; chăm sóc y học và dinh dưỡng đặc biệt đối với các VĐV ưu tú . Triển khai thực hiện từng bước quy hoạch những địa bàn trọng điểm đủ khả năng đào tạo VĐV. Tăng cường trang thiết bị cần thiết cho các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ HLV các cấp, đặc biệt là HLV cấp quốc gia.

Hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao từ cấp tỉnh, thành , ngành đến Trung ương nhằm đáp ứng đủ về số lượng VĐV của các môn dự kiến tham gia thi đấu tại các cuộc thi đấu quốc tế. Thí điểm thực hiện cơ chế chuyên nghiệp ở một số môn thể thao có điều kiện.

Nghiên cứu cải tiến và sớm ban hành những chế độ , chính sách cho VĐV và HLV trong quá trình tập luyện, thi đấu, chế độ đãi ngộ xứng đáng khi đạt được thành tích cao mang vinh dự về cho Tổ quốc cũng như chế độ đãi ngộ sau khi nghĩ thi đấu và chấn thương; gặp tai nạn trong tập luyện, thi đấu hoặc bệnh tật.
 

Ảnh trong bài
  • Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao 2005 – 2015 và những năm tới