Họp Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VH,TT&DL(06/08/2008)

Sau 2 lần lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ cho các bản Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VHTT&DL, hôm qua (5/8), Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VHTT&DL đã tiến hành họp bàn, lấy ý kiến cho bản Dự thảo lần 3. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cùng đầy đủ các thành viên Ban soạn thảo.

Sau 2 lần lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ cho các bản Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VHTT&DL, hôm qua (5/8), Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VHTT&DL đã tiến hành họp bàn, lấy ý kiến cho bản Dự thảo lần 3. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cùng đầy đủ các thành viên Ban soạn thảo.

Dự thảo gồm 4 Chương 30 Điều. Chương I, Quy định chung gồm 3 Điều: Đối tượng và phạm vi điều chỉnh; Mục đích; Nguyên tắc thực hiện dân chủ. Chương II, Dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị gồm 3 mục 16 Điều: Mục 1: Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị: Trách nhiệm của Bộ trưởng; Trách nhiệm của Thứ trưởng; Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Mục 2: Trách nhiệm và Quyền của cán bộ, công chức: Trách nhiệm của cán bộ, công chức; Quyền của cán bộ, công chức; Mục 3: Những việc cán bộ, công chức phải được biết, tham gia ý kiên, giám sát, kiểm tra: Những việc phải công khai cho cán bộ, công chức được biết; Hình thức thông báo công khai; Những nội dung cán bộ, công chức tham gia ý kiến trước khi lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định; Hình thức lấy ý kiến của cán bộ, công chức; Nội dung giám sát, kiểm tra của cán bộ, công chức; Hình thức để cán bộ, công chức thực hiện giám sát, kiểm tra; Việc quản lý tài chính; Hội nghị cán bộ, công chức; Ban thanh tra nhân dân; Tổ chức hòm thư góp ý; Tiếp cán bộ, công chức. Chương III, Dân chủ trong việc giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức gồm 3 mục 10 Điều: Mục 1: Quan hệ với công dân, cơ quan, tổ chức: Công việc liên quan trực tiếp đến công dân, cơ quan, tổ chức; Đối với chương trình, dự án liên quan đến địa phương; Đặt điện thoại thường trực; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức; Mục 2: Quan hệ với cơ quan cấp trên: Trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; Đóng góp, phê bình, báo cáo cơ quan cấp trên; Mục 3: Quan hệ với đơn vị cấp dưới: Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; Giải quyết yêu cầu. kiến nghị; Cấp kinh phí, biên chế và chương cuối cùng, Chương IV, Tổ chức thực hiện với 2 Điều: Trách nhiệm thực hiện; Trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.

Cuộc họp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp sôi nổi, thiết thực cho phần tên của Quy chế, đặc biệt là phần nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược về 1 số Điều của Dự thảo và để có được kết luận cuối cùng, theo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái, Vụ Tổ chức Cán bộ sẽ tổng hợp ý kiến (gồm ý kiến của Ban soạn thảo và ý kiến của tập thể) để trình tập thể lãnh đạo Bộ. Dự thảo quy chế ngoài việc bám sát các yêu cầu dễ hiểu, dễ thực hiện cũng nên có quy định rõ về khen thưởng, chế tài.

A.T
 

Ảnh trong bài
  •  Họp Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định Ban hành quy chế thực hiện dân chủ của Bộ VH,TT&DL(06/08/2008)