Giải cầu mây toàn quốc 2004

Đội nam Hà Nội đoạt hai chiếc huy chương Vàng đồng đội. Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, đội tuyển không hề thuận lợi bởi HN đang tiến hành trẻ hóa toàn bộ thành phần đội. Vấn đề đặt ra không phải việc trẻ hóa, bởi đây là công việc bắt buộc của Thể thao thành tích cao, cái đáng bàn là chất luợng và khả năng kế thừa của những nhân tố trẻ ấy, khoảng cách giữa hai lứa tuổi VĐV là quá xa. Người hâm mộ chưa thể tìm thấy một Tiến Hưng mới (cây chuyền 2 của đội tuyển trước đây) từ sau khi anh có quyết định "treo giầy",câu trả lời vẫn là ở khâu tuyển chọn.Chúng ta chưa có "đủ" VĐV theo tập thì nói gì tới lựa chọn và sàng lọc để nâng cao trình độ VĐV của mình (những điều cơ bản của công tác huấn luyện).

Đội nam Hà Nội đoạt hai chiếc huy chương Vàng đồng đội. Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, đội tuyển không hề thuận lợi bởi HN đang tiến hành trẻ hóa toàn bộ thành phần đội. Vấn đề đặt ra không phải việc trẻ hóa, bởi đây là công việc bắt buộc của Thể thao thành tích cao, cái đáng bàn là chất luợng và khả năng kế thừa của những nhân tố trẻ ấy, khoảng cách giữa hai lứa tuổi VĐV là quá xa. Người hâm mộ chưa thể tìm thấy một Tiến Hưng mới (cây chuyền 2 của đội tuyển trước đây) từ sau khi anh có quyết định "treo giầy",câu trả lời vẫn là ở khâu tuyển chọn.Chúng ta chưa có "đủ" VĐV theo tập thì nói gì tới lựa chọn và sàng lọc để nâng cao trình độ VĐV của mình (những điều cơ bản của công tác huấn luyện).

Thứ nữa là phong trào, cũng như một số môn thể thao mới du nhập khác, mặc dù với sự góp mặt của 8 đoàn (một con số thể hiện sự nhân rộng của phong trào tập luyện cầu mây trong những năm gần đây), nhưng ta nhận thấy những cầu thủ chủ chốt của các đoàn có trình độ chuyên môn tương đối ổn định đều là quân số thường nhật của Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia I (Nhổn). Các VĐV này gần như quanh năm sinh hoạt và tập luyện, chịu sự chỉ đạo và huấn luyện trực tiếp của các HLV đội tuyển (mà thực chất là HLV- Hà Nội), vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy trình độ chuyên môn của các VĐV này không thể đại diện cho trình độ phát triển của phong trào cầu mây địa phương. Mà như ta đã biết, một trong những yếu tố quan trọng của việc phát triển thể thao nói chung đó là sự học hỏi, tích lũy, noi gương. Việc các cầu thủ có trình độ cao không tập luyện thi đấu thường xuyên ở địa phương mình sẽ không thể giúp ích gì nhiều cho địa phương, ít nhất là ở khía cạnh trở thành "tấm gương" cho các VĐV tuyến dưới học hỏi. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại như vậy, bởi với kinh phí eo hẹp, các địa phương không thể duy trì thành tích, chứ đừng nói gì là phát triển trình độ chuyên môn cho các VĐV của mình, vì vậy mâu thuẫn này không thể mất một sớm một chiều có thể giải quyết nổi. Một thí dụ điển hình là khi theo dõi các VĐV nữ thuộc quân số đội tuyển quốc gia trở về địa phương thi đấu như Đồng Nai, Thanh Hóa... đều có phong độ giảm sút rất rõ so với khi tập trung đội tuyển.
Điều đáng biểu dương đó chính là việc cải tiến thể thức thi đấu của chúng ta. Những năm trước đây, cầu mây VN luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm thi đấu. Hiện nay với việc tăng cường giải vô địch quốc gia làm hai giai đoạn (giai đoạn 1 tại Quảng Ninh) đã nâng số trận thi đấu lên gần gấp đôi. Đâu chỉ có VĐV được thi đấu, cọ xát nhiều lên, cái lợi còn lớn hơn rất nhiều, đội ngũ trọng tài được tập huấn, Ban tổ chức có thêm kinh nghiệm, HLV và những nhà chuyên môn có thêm các bài học bổ ích về kỹ- chiến thuật, sức bền, phong độ VĐV đạt cao nhất trong một giải đấu dài hơi như vậy. Sự trỗi dậy của tuyển nữ Hà Nội ở vòng hai là một bài học quí báu mà những nhà chuyên môn nên để tâm phân tích.

Sóc Trăng chỉ tham dự nội dung đội tuyển và đôi nam, nhưng tấm huy chương đồng duy nhất của họ cũng là một tín hiệu đáng mừng. Dàn cầu thủ của Sóc Trăng có thể hình rất tốt, đặc biệt là chủ công Liêu Ngọc, mặc dù kỹ thuật còn chưa ổn định nhưng đã cho thấy một triển vọng lớn. Sức bật, điểm đá cầu cao, cho thấy cảm giác không gian rất tốt của cầu thủ này, nếu được đầu tư và huấn luyện bài bản, có thể trở thành một cây tấn công có nhiều triển vọng của Cầu mây Việt Nam

Thời gian trôi qua thật nhanh, cầu mây đã du nhập vào Việt Nam 15 năm. Trong khoảng đấy chúng ta cũng đã có những thành tựu của mình trên Thế giới và khu vực. Các VĐV cầu mây Việt Nam cũng đã phần nào khắc họa được lối chơi riêng biệt khá ấn tượng của mình với bạn bè quốc tế, đó là thi đấu dựa vào sự khéo léo kết hợp với khả năng tích lũy, học hỏi rất cao - đơn cử như tại giải lần này 85% các VĐV áp dụng kỹ thuật phát mu, là một kỹ thuật mới bên cạnh kỹ thuật phát cầu bằng lòng bàn chân như trước đây. Đây là một kỹ thuật khó, mà theo các nhà chuyên môn, ngay cả đội đương kim vô địch Thế giới Thái Lan cũng chưa hoàn toàn làm chủ kỹ thuật này.

Cầu mây cũng như tất cả các môn thể thao khác, vẫn đang tìm kiếm con đường phát triển riêng của mình.Phong trào chưa thể nhân rộng như ý, kinh phí của ngành và địa phương còn hạn chế, nhưng ta vẫn tin và hy vọng vào những thành quả mới ở ngày mai.

LƯU CHU HƯNG

 

Ảnh trong bài
  • Giải cầu mây toàn quốc 2004