Bài học cay đắng của Thể thao Việt nam từ Olympic Athens Trắng tay vì đầu tư lệch!

Với nhiều người, thất bại của Nguyễn Văn Hùng là một quả đắng khó nuốt. Tuy nhiên ngay trước khi lên đường, chính Văn Hùng tâm sự thật lòng rằng, tìm được chiến thắng ở Olympic Athens là điều rất khó đối với anh, bởi đối thủ ở đấu trường này đều rất mạnh. Văn Hùng nói rằng anh có thể giỏi nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng đấu trường thế vận hội đòi hỏi nỗ lực gấp bội. Ngoài ra, Hùng vẫn chưa lành hẳn chấn thương tay.

Quốc Huân (trái) trong trận thua võ sĩ người Mexico ở bán kết
Với nhiều người, thất bại của Nguyễn Văn Hùng là một quả đắng khó nuốt. Tuy nhiên ngay trước khi lên đường, chính Văn Hùng tâm sự thật lòng rằng, tìm được chiến thắng ở Olympic Athens là điều rất khó đối với anh, bởi đối thủ ở đấu trường này đều rất mạnh. Văn Hùng nói rằng anh có thể giỏi nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng đấu trường thế vận hội đòi hỏi nỗ lực gấp bội. Ngoài ra, Hùng vẫn chưa lành hẳn chấn thương tay.

Cảnh “ở nhà nhất mẹ nhì con” không chỉ xảy ra đối với riêng Nguyễn Văn Hùng. Trong 11 VĐV VN dự Olympic Athens, chỉ có Đoàn Thị Cách và Lê Văn Dương hoàn thành mục tiêu “chiến thắng chính mình”: Cách và Dương đều đạt thành tích cao hơn so với các cuộc tranh tài trong nước, dù biết chắc là không có khả năng tranh huy chương. Trường hợp vuột mất tấm HCĐ cử tạ nữ hạng 63 kg của lực sĩ Nguyễn Thị Thiết là đáng tiếc nhất. Thành tích của Thiết ở Olympic Athens là 205 kg, trong khi chỉ cần giữ nguyên mức tạ 222,5 kg như ở SEA Games 22, Thiết có khả năng giành huy chương đồng ở thế vận hội.

Việc các VĐV VN sa sút ở đấu trường Olympic được lý giải là do “choáng” khi bước ra đấu trường quá lớn vì trước đó họ ít có điều kiện cọ xát ở những giải đấu tương tự. Nhà vô địch nhảy cao châu Á Bùi Thị Nhung là ví dụ điển hình: Sau khi nhảy qua mức xà 1,88 m, thành tích của Nhung cứ... tụt dần. Ở Olympic Athens, Nhung không qua nổi mức xà 1,85 m, đành ngậm ngùi với mức xà 1,80 m. Ai cũng biết, suốt từ giải vô địch châu Á 2003 (lập KLQG với thành tích 1,88m), Nhung chỉ tham dự SEA Games 22 và giải điền kinh TPHCM mở rộng 2004 (mức xà tốt nhất là 1,85m). Đặc biệt, tâm lý của Nhung bất ổn vì phải hồi hộp chờ đến ngày lên đường mới biết chính xác là mình được dự Olympic Athens bằng... suất vớt. Ngoài giải đấu tập huấn ở Iran, Văn Hùng và Quốc Huân gần như tập... chay, không có đối thủ vừa sức để tạo sự thích ứng.

Nhất SEA Games nhưng lại xếp sau nhì, ba SEA Games!

Thật trớ trêu, trong khi TTVN trắng tay ở Athens, 2 kình địch xếp sau VN tại SEA Games 22 là Thái Lan, Indonesia đều có thành tích rất đáng kể: Thái Lan đoạt 3 HCV, 1 HCB, 4 HCĐ, xếp vị trí 25 toàn đoàn; Indonesia giành 1 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ, đứng thứ 48. Trên thực tế, thành tích của Thái Lan, Indonesia đã được dự báo từ trước vì họ mang đến Olympic Athens thành phần hùng hậu, hầu hết các VĐV đó đều tự vượt qua các vòng đấu loại. (7/11 VĐV của đoàn TTVN dự Athens là nhờ vào các suất ưu tiên). Chính trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh từng thừa nhận chiến lược đầu tư của Thái Lan, Indonesia mang tính bài bản, hơn hẳn TTVN. Theo ông Minh, sự lệch pha trong đầu tư của TTVN là hệ quả của... quá khứ, buộc chúng ta phải chấp nhận.

Ông Minh cho hay, thay đổi chiến lược đầu tư không phải là chuyện một sớm một chiều của TTVN và Olympic Athens chỉ là một bước đệm trước khi TTVN lấy lại danh tiếng ở Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Hiện TTVN đã gửi hơn 100 VĐV trẻ ở những nội dung Olympic để tập huấn dài hạn ở các cường quốc thể thao. Vì vậy, có thể hy vọng từ Bắc Kinh 2008 trở đi, TTVN sẽ không phải “ăn đong”, chỉ trông chờ duy nhất một môn như taekwondo.

(Theo Người Lao động)

 

Ảnh trong bài
  • Bài học cay đắng của Thể thao Việt nam từ Olympic Athens Trắng tay vì đầu tư lệch!