Thống nhất các nội dung cơ bản của Đề án “Phát triển Bệnh viện Thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Đề nghị Bệnh viện tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trong tháng 4 năm 2011".
Các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện Đề án như sau: Thực trạng của Bệnh viện: Đánh giá chính xác cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng của Bệnh viện cho Ngành và xã hội trước mắt cũng như lâu dài; Mục tiêu của Đề án: Thống nhất mục tiêu chung, nhưng cần đặt ra tiêu chí cho từng mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác điều trị, phát triển mạng lưới tuyến, kết hợp chuyên sâu thể thao với đa khoa; xác định Bệnh viện là trung tâm đào tạo bồi dưỡng bác sỹ về y học thể thao cho các đội bóng, các trung tâm huấn luyện;
Giải pháp thực hiện: Cần đưa ra các giải pháp cụ thể, chú ý các giải pháp: Mở rộng diện tích, nâng cấp các phòng ban, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ (nguồn nhân lực); giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn tư vấn cho địa phương, tuyên truyền về xử lý kịp thời cho vận động viên;
Nguồn kinh phí đầu tư: Đề nghị nêu rõ các nguồn kinh phí đầu tư thực hiện Đề án. Đồng ý với giải pháp tăng cường xã hội hoá, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng chuyển giao) trong việc đầu tư trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực và xây dựng các hạng mục dịch vụ đặc thù (khu nghỉ dưỡng, khoa khám chữa bệnh quốc tế theo hướng xã hội hóa). Cần làm rõ các khu vực nhà nước phải đầu tư; phát triển theo mô hình kết hợp chữa bệnh với du lịch.
Tổng cục Thể dục thể thao chỉ đạo Bệnh viện và các đơn vị liên quan thực hiện thanh quyết toán các hạng mục xây dựng bệnh viện từ năm 2007 trở về trước.
Cấp thêm cho bệnh viện 1,5 ha diện tích liền kề để Bệnh viện có đủ 2,5 ha từ quỹ đất của Khu Liên hợp Thể thao quốc gia mở rộng bệnh viện, xây dựng khu tư vấn - khám chữa bệnh, khu nghỉ dưỡng, khu đào tạo y bác sỹ. Lưu ý khu vực xử lý chất thải y tế.
Đưa vào khai thác hiệu quả những thiết bị y tế đã đầu tư. Lên kế hoạch mua sắm cụ thể các trang thiết bị y tế bổ sung cho sự phát triển của Bệnh viện. Có chính sách thu hút nhân lực bằng các có chế độ đãi ngộ phù hợp với cán bộ giỏi, nâng cao thu nhập cho cán bộ, đào tạo, bố trí công tác hợp lý. Thực hiện và công bố quy hoạch cán bộ. Xây dựng hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin, tiến tới quản lý, khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa, thí điểm với Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: cử cán bộ của Bệnh viện đi học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. Tổ chức các khoá học về Y học thể thao cơ bản cho toàn quốc, tổ chức đào tạo Bác sỹ và Kỹ thuật viên y học thể thao tại Bệnh viện. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu khoa học trong khám chữa bệnh cho VĐV.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Mời chuyên gia nước ngoài (Trung Quốc, Nga, Pháp, Mỹ, Malaysia…) đến Bệnh viện và cử cán bộ Bệnh viện ra nước ngoài để học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao kỹ thuật.
Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tiến tới phải tự trang trải về kinh phí hoạt động thường xuyên. Công khai và thống nhất nội dung thu chi tài chính, tạo sự đồng thuận trong cơ quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của Bệnh viện.
Thịnh Hường