Quy chế gồm 5 chương 16 điều, áp dụng đối với các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tổng cục TDTT được giao nhiệm vụ tiếp công dân và đối với công dân có khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị tại trụ sở tiếp công dân của cơ quan Tổng cục TDTT và các đơn vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật, của Nhà nước, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục TDTT.
Chương I - Những quy định chung gồm 2 điều (điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; điều 2: Mục đích của việc tiếp công dân). Chương II - Tổ chức tiếp công dân gồm 4 điều (điều 1: Lãnh đạo Tổng cục tiếp công dân; điều 2: Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục tiếp công dân; điều 3: Công chức thường trực tiếp công dân, công chức tiếp công dân; điều 4: trụ sở, thời gian tiếp công dân). Chương III - Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thường trực tiếp công dân và công chức tiếp công dân; Quyền và trách nhiệm của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân gồm 6 điều (điều 1: Trách nhiệm của công chức thường trực tiếp công dân và công chức tiếp công dân; điều 2: Nhiệm vụ của công chức thường trực tiếp công dân; điều 3: Quyền của công chức thường trực tiếp công dân; điều 4: Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tiếp công dân; điều 5: Quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân; điều 6: Trách nhiệm của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân). Chương IV - Mối quan hệ giữa văn phòng với các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc tiếp công dân gồm 2 điều (điều 1: Quan hệ của công chức thường trực tiếp công dân với Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục; điều 2: Quan hệ của Chánh văn phòng với Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục). Chương V - Tổ chức thực hiện gồm 2 điều (điều 1: Trách nhiệm của Chánh văn phòng và Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục; điều 2: Khen thưởng và xử lý vi phạm).
Thịnh Hường