Bản điểm tin số 112: Đạo đức và quy tắc ứng xử trong Thể thao

Ban biên tập xin gửi tới quý độc giả những bài viết, những câu chuyện thực tế về quy tắc đạo đức, ứng xử trong thể thao của một số quốc trên thế giới…

Con người sống ở trên đời cần có đạo đức, mỗi một nghề nghiệp thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt, đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp và xã hội.

Sự tiến bộ của xã hội, đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản, nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp đó được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực thể thao cũng vậy, nó có những đặc thù riêng so với các ngành nghề khác trong xã hội.

Việc nghiên cứu ban hành những chuẩn mực đạo đức trong thể thao hiện nay cần dựa trên cơ sở Hiến chương “Fair play” của Uỷ ban Olympic Quốc tế, hay nói một cách khác trên tinh thần đoàn kết - trung thực - cao thượng, kết hợp với truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, có như vậy những chuẩn mực đạo đức của thể thao mới có thể đi vào cuộc sống, góp phần phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp cho loài người.

STT Nội dung Số trang
1 Lời nói đầu 2
2 Bộ quy tắc đạo đức thể thao "Fair Play – Chơi công bằng" 4
3 Singapore: bộ quy tắc đạo đức dành cho Huấn luyện viên 14
4 Mục tiêu của Hiệp hội Thể thao Nhật Bản 20
5 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của môn Bóng Bầu dục Canada 38
6 Quy tắc ứng xử của Bóng đá Nam Phi 46
7 Bộ quy tắc đạo đức Thể thao của Bồ Đào Nha 54

 

Tài liệu đính kèm