Bài học kinh nghiệm từ các nước Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy những lợi ích kinh tế mang lại từ việc đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao là rất đáng kể và là nguồn động lực lớn góp phần phát triển nền kinh tế. Chính vì lý do đó, cuộc chạy đua giành quyền đăng cai các đại hội thể thao lớn đã diễn ra rất quyết liệt giữa các quốc gia. Theo giới chuyên môn, đây có thể coi là cuộc đua mang tính cạnh tranh nhất trong lịch sử thể thao các quốc gia từ trước đến nay.
Cũng nhờ sự kiện thể thao này mà các quốc gia đang có những điều kiện rất thuận lợi trong việc tiến hành nhanh hơn công cuộc hiện đại hoá tại các thành phố nơi diễn ra những sự kiện thể thao trên. Một khoản kinh phí lớn sẽ được đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp giao thông công cộng với mục đích giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông trên các đường phố trong suốt thời gian các kỳ đại hội lớn diễn ra. Thậm chí, Chính phủ quốc gia đăng cai còn tổ chức nhiều hoạt động xung quanh sự kiện này như: đưa ra một loại xe chuyên thu gom rác thải để phục vụ cho kỳ đại hội, tổ chức những khoá học về giao tiếp cho các nhân viên làm việc trong khách sạn cũng như in sách hướng dẫn bằng tiếng Anh cho các lái xe taxi và cảnh sát.. nhằm tổ chức Đại hội thành công.
Việc đăng cai các kỳ đại hội cũng sẽ mang một nguồn lợi vô cùng lớn cho ngành du lịch của quốc gia chủ nhà cũng như các quốc gia lân cận. Các nghiên cứu gần đây của tổ chức quốc tế Visa chỉ ra rằng 9 trong số 10 khách du lịch đến với Thế vận hội chắc chắn sẽ đi du lịch đến các vùng khác của mà quốc gia đó đăng cai.
TT
|
NỘI DUNG
|
TRANG
|
1
|
Lời nói đầu
|
3
|
2
|
Khái niệm
|
5
|
3
|
Những lợi ích khi đăng cai tổ chức các sự kiện Thể thao
|
7
|
4
|
Thực trạng của các thành phố đăng cai tổ chức TVH Olympic mùa hè
|
44
|
5
|
Thực trạng của các thành phố đăng cai tổ chức các sự kiện Thể thao khác
|
62
|
6
|
Singapore và những thành tựu về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Thể thao sau khi tổ chức TVH Olympic trẻ 2010
|
69
|
7
|
Ấn Độ - di sản của Đại hội Thể thao khối thịnh vượng chung 2010 với Thành phố New Delhi
|
77
|