10 Tháng Tư 2021 Ông Trần Đức Phấn được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam (2021-2025)
08 Tháng Tư 2021 Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
08 Tháng Tư 2021 Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới Infantino đưa ra các cải cách để giải quyết tham nhũng tại G20
Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 35-38% 05 Tháng Mười Một 2019 (GMT+7) 560 Lượt xem Danh mục: Triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị và Chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020 Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Điện Biên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo các hoạt động thể dục thể thao, bảo đảm sự phát triển vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, lãng phí nguồn lực; góp phần thực hiện chiến lược con người, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới. Theo đó, Quy hoạch đã đưa ra những mục tiêu cụ thể về thể dục thể thao quần chúng đến năm 2020 có tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28-30%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 16-19%; số câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở đạt 400 câu lạc bộ. Từ năm 2021-2025: tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 30 - 35%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 19-23%; số câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở đạt 450-500 câu lạc bộ. Và định hướng đến năm 2030: tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 35-38%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 23-26%; số câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện Thể dục thể thao cơ sở đạt 550-700 câu lạc bộ. Hàng năm, ở cấp tỉnh mỗi năm tổ chức 12 - 14 giải thể thao các môn thể thao phong trào; cấp huyện 6 - 8 giải/năm; cấp xã 2 - 3 giải/năm; cấp ngành ít nhất 1 giải/năm. Thể thao trường học và thể thao lực lượng vũ trang cũng đặc biệt được chú trọng. Điện Biên đặt ra mục tiêu về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, trong đó đến năm 2020 có 100% số trường có giáo viên chuyên trách về thể dục thể thao và đạt chuẩn giáo dục thể chất nội khóa. Về thể thao trong lực lượng vũ trang, đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định đạt 85,5%; từ năm 2021 - 2025 đạt 87,75%. Định hướng đến năm 2030 đạt 90%. Phát triển các môn, các nội dung hoạt động thể dục thể thao quốc phòng trong lực lượng vũ trang: Chạy việt dã, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Bơi lặn, Bắn súng thể thao và các môn Võ,… Đối với thể thao thành tích cao, Điện Biên đặt mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 số lượng huy chương giành được trong các cuộc thi đấu toàn quốc đạt 25-34 huy chương/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 34-47 huy chương/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 47-64 huy chương/năm. Giai đoạn đến năm 2030, phấn đấu đưa thể dục thể thao tỉnh Điện Biên xếp hạng từ thứ 8 - 10/19 tỉnh miền núi phía Bắc. Phấn đấu có 2 - 6 huy chương vàng tại các kỳ đại hội Đại hội thể dục thể thao toàn quốc. Ở giai đoạn đến năm 2020 sẽ tập trung phát triển các môn thế mạnh gồm: Điền kinh, Cầu lông, Karatedo, Võ cổ truyền, Cờ vua, Bóng đá, Taekwondo và Aerobic. Giai đoạn đến năm 2025 tiếp tục phát triển các môn ở giai đoạn 2020 và bổ sung thêm các môn: Pencatsilat, Bơi, Lặn, Bi sắt, Đua thuyền, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng ném. Giai đoạn đến năm 2030 sẽ tập trung vào các môn trong giai đoạn 2025 và bổ sung thêm các môn: Quần vợt, Xe đạp, Bắn súng, Bắn cung, Billiards và Snooker và Quyền anh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao các cấp, theo đó ở cấp tỉnh mục tiêu đến năm 2030 đảm bảo có đầy đủ các công trình thể dục thể thao cấp tỉnh theo quy định, bao gồm: 01 sân vận động với khán đài có sức chứa khoảng 20.000 chỗ ngồi; có 01 đến 02 sân tập luyện môn bóng đá và điền kinh; 01 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn thi đấu thể thao cấp Quốc gia, với khán đài có sức chứa từ 1.500 đến 3.000 chỗ ngồi; có 01 đến 02 nhà tập; có 01 bể bơi ngoài trời hoặc trong nhà; có hệ thống sân tập ngoài trời đối với các môn như Tennis, bóng chuyền, bóng rổ… Ở cấp huyện đảm bảo có 3 công trình thể thao cơ bản: Sân vận động, nhà thi đấu và bể bơi. Cụ thể: Giai đoạn đến năm 2020, 3/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì hoạt động của sân vận động có khán đài, 05/10 huyện, thị xã, thành phố có bể bơi; Giai đoạn 2021-2025 có 7/10 huyện, thị xã, thành phố có sân vận động có khán đài, có 2/10 huyện, thị xã, thành phố có nhà thi đấu (1000 chỗ ngồi), 07/10 huyện, thị xã, thành phố có bể bơi; Giai đoạn 2026 - 2030 có 10/10 huyện có sân vận động có khán đài; có 4/10 huyện, thị xã, thành phố có nhà thi đấu (1000 chỗ ngồi), 10/10 huyện, thị xã, thành phố có bể bơi. Trong đó ở cấp xã thì đến giai đoạn đến năm 2020, cơ sở vật chất thể dục thể thao theo quy định xây dựng nông thôn mới đạt 30%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 60%; giai đoạn 2026-2030 đạt 100%. Đối với việc xây dựng hệ thống thiết chế thể dục thể thao, ở cấp tỉnh thì giai đoạn đến năm 2020 thành lập Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi; giai đoạn 2021-2030 thành lập Trung tâm thi đấu thể dục thể thao và xây dựng Nhà văn hóa lao động. Duy trì hoạt động Nhà thiếu nhi tỉnh. Ở cấp huyện, đến năm 2020 có 3/10, năm 2030 có 10/10 huyện, thị xã, thành phố thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao; Đến năm 2020 có 3/10, năm 2030 có 5/10 huyện, thị xã, thành phố có Nhà Thiếu nhi; Đến 2020 có 1/10, năm 2030 có 3/10 huyện, thị xã, thành phố có Nhà Văn hóa lao động. Ở cấp xã, đến năm 2020 có 65/130, năm 2030 có 130/130 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Đến năm 2020 có 156, năm 2030 có 530 thôn, bản, tổ dân phố xây dựng Khu thể thao. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Điện Biên đưa ra 5 nhóm giải pháp, đó là: tuyên truyền nâng cao nhận thức và tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển thể dục thể thao đến với đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; Thực hiện đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác thể dục thể thao; Thực hiện cải cách hành chính gắn với việc tăng cường hướng dẫn; kiểm tra hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh để kịp thời khắc phục những nhược điểm cũng như tồn tại hạn chế trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất bằng việc kêu gọi và thu hút các nguồn lực đầu tư hợp pháp vào lĩnh vực thể dục thể thao để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao. Tăng cường, đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển TDTT. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và thu hút các huấn luyện viên, vận động viên giỏi về công tác và thi đấu cho tỉnh qua đó thúc đẩy phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh. Tiếp tục đào tạo nâng cao và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao của tỉnh để nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn tới. Tăng cường công tác tuyển chọn và phát hiện các vận động viên năng khiếu để kịp thời đào tạo trở thành các vận động viên thành tích cao. Có chính sách ưu đãi phù hợp cho đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên, đặc biệt là huấn luyện viên giỏi, các vận động viên đạt thành tích cao ở khu vực, quốc gia và quốc tế. KC Hải Phòng phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch Vùng duyên hải Bắc bộ Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 37% Print 560 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Nghị quyết 08-NQ/TW Cùng chuyên mục Giai đoạn 2021-2030: Sơn La đặt mục tiêu phát triển phong trào TDTT quần chúng Thành phố Nha Trang: những tín hiệu tích cực sau 10 năm triển khai Chiến lược phát triển TDTT Huyện Lai Vung: tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động TDTT theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW Huyện Hà Quảng - Cao Bằng: công tác TDTT có nhiều chuyển biến Gia Lai đặt chỉ tiêu tỷ lệ người tham gia luyện tập TDTT đến năm 2025 đạt 35,44%
Ông Trần Đức Phấn được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam (2021-2025) Sáng ngày 10/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam (VBSF) nhiệm kỳ 2021 - 2025. Tham dự Đại hội có Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Hoàng Đạo Cương. Phó Tổng cục trưởng phụ trách TC TDTT-... 10 Tháng Tư 2021
Ủy ban Olympic và Thể thao Hàn Quốc ra mắt một loạt video tập luyện tại nhà Ủy ban Olympic và Thể thao Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng và cho ra mắt một loạt video tập luyện tại nhà để giúp mọi người trên khắp thế giới vận động trong thời kỳ đại dịch Covid 19. Theo đó, 04 video bao gồm các bài tập Taekwondo và một buổi... 09 Tháng Tư 2021
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Nguyễn Văn Hùng là 1 trong 13 thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ mới. 08 Tháng Tư 2021
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới Infantino đưa ra các cải cách để giải quyết tham nhũng tại G20 Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới Gianni Infantino đã liệt kê 11 cải cách quan trọng để "giải quyết tham nhũng, khôi phục trách nhiệm trong tổ chức này, trong bóng đá nói chung và bảo vệ tính toàn vẹn của bóng đá và Liên đoàn Bóng đá thế... 08 Tháng Tư 2021
Liên đoàn quyền Anh châu Á phân bổ 200.000 đô la cho quỹ phát triển mới Tổng cộng 200.000 đô la đã được Ủy ban Phát triển và Quỹ Liên đoàn Quyền anh châu Á phân bổ cho giai đoạn đầu tiên của một chương trình phát triển mới. Thông tin về số tiền trên được Ủy ban Phát triển và Quỹ Liên đoàn Quyền anh châu Á xác... 08 Tháng Tư 2021
Tiểu ban Chuyên môn – Kỹ thuật ASEAN Paragames 11 báo cáo tình hình triển khai công tác Chiều nay (ngày 7/4), tại Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - Nguyễn Hồng Minh đã có buổi làm việc với Trung tâm điều hành ASEAN Paragames 11. 08 Tháng Tư 2021