03 Tháng Mười 2023 Ủy ban Olympic quốc tế hoan nghênh việc thông qua tuyên bố về tính liêm chính trong thể thao của Hội đồng Châu Âu
03 Tháng Mười 2023 Ủy ban Olympic quốc tế công bố danh sách chiến thắng Giải thưởng Hành động vì Khí hậu
0 Quan hệ quốc tế 02 Tháng Mười 2023 Việt Nam - Nam Phi hợp tác nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP(28/02/2008) 11 Tháng Mười Một 2008 (GMT+7) 3534 Lượt xem Danh mục: Tin tức ngành Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về một số Chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 22/1/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-BVHTTDL về Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm thực hiện tốt nghị quyết trên của Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về một số Chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 22/1/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-BVHTTDL về Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm thực hiện tốt nghị quyết trên của Chính phủ. Việc thành lập Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được Quốc hội quyết định đã tạo ra những cơ hội mới, phát huy lợi thế hoạt động liên thông của 03 ngành: Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh, toàn diện, có hiệu quả góp phần giữ vững ổn định chính trị, đưa nền kinh tế - xã hội nước ta ngày càng phát triển. Thực hiện Chương trình hành động này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xác định 7 nhiệm vụ chung, trong đó, Bộ đề cao công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Cùng với nhiệm vụ xây dựng pháp luật, thể chế thì đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, kiện toàn cơ cấu tổ chức trở thành những nhiệm vụ hàng đầu của Bộ. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ như: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển, các dự án và các đề tài nghiên cứu khoa học; Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế và Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng không kém phần quan trọng. Riêng đối với ngành TDTT, nhiệm vụ trọng tâm vẫn là phát triển rộng rãi TDTT quần chúng và tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm nhằm nhanh chóng nâng cao vị trí thành tích thể thao của Việt Nam trong khu vực và Châu Á. Với mục tiêu bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trở thành con người toàn diện đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội trong giai đoạn mới luôn là nhiệm vụ tiên quyết của ngành TDTT. Đồng thời trên nền tảng vững chắc là TDTT quần chúng, ngành TDTT phấn đấu mục tiêu đứng vững Tốp 3, vươn lên vị trí thứ hai và thứ nhất trong khu vực, nhanh chóng đuổi kịp và đưa trình độ thể thao của nước ta lên thứ hạng cao ở Châu Á và ở các giải Olympic quốc tế. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT được coi là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Điều đó không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam so với các nước Châu Á tiên tiến mà còn nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đăng cai tổ chức thành công các Đại hội Thể thao Châu Á. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ TDTT quần chúng với mục tiêu phủ rộng khắp 100% xã, phường, thị trấn và đa số khu dân cư, 70-80% trường học được xây dựng cơ sở TDTT ở mức độ loại tốt và khá là một trong những nhiệm vụ của ngành. Bộ đã xác định "tăng cường quản lý sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT, đưa công tác quản lý vào nề nếp" là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Thông qua việc thực hiện Chương trình sẽ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, năng lực về thể chế, tổ chức bộ máy và cán bộ của Bộ đối với 03 ngành (Văn hoá, Thể thao và Du lich). Đây là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi sự quyết tâm cao về trí và lực của toàn ngành trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình - điều này cũng mang ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của ngành trong quá trình gia nhập WTO, hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới của đất nước. HX Thứ trưởng Nguyễn Trọng Hỷ chúc mừng Bệnh viện Thể thao nhân ngày thầy thuốc Việt Nam(28/02/2008) Pencak Silat: nâng cao công tác xã hội hoá(28/02/2008) Print 3534 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Tin tức ngành Cùng chuyên mục Hội nghị Liên đoàn thể thao Đông Nam Á lần thứ nhất năm 2020 sẽ diễn ra từ 21-22/7 Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dâng Người tiếng hát mùa xuân” Trung tâm HLTTQG Cần Thơ báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Trung tâm Thông tin TDTT báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Tổng cục TDTT triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020
Đại hội thường niên AFF 2023: Kỳ vọng vào bước phát triển mới của Bóng đá Đông Nam Á 01 Tháng Mười 2023
Việt Nam - Nam Phi hợp tác nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch 02 Tháng Mười 2023
Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức Chương trình Hội thảo Hướng nghiệp cho Vận động viên tại thành phố Đà Nẵng 13 Tháng Chín 2023
Giải Cúp quốc gia Câu cá thể thao Việt Nam - Cúp MIDI năm 2023: Tăng độ khó với 4 hiệp đấu 12 Tháng Chín 2023