28 Tháng Chín 2023 ASIAD 19: Tính đến 17h ngày 28/9, đoàn Thể thao Việt Nam có thêm 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
0 ASIAD 19 28 Tháng Chín 2023 Xạ thủ Phạm Quang Huy- người mở hàng HCV cho đoàn Thể thao Việt Nam ở ASIAD 19
0 ASIAD 19 27 Tháng Chín 2023 Bạc Thị Khiêm mang về cho Taekwondo Việt Nam thêm 1 tấm HCĐ tại ASIAD 19
0 Dịch vụ công trực tuyến 27 Tháng Chín 2023 Bộ VHTTDL dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển ứng dụng CNTT và truyền thông
5 vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực thể thao thành tích cao 27 Tháng Mười 2008 (GMT+7) 8745 Lượt xem Danh mục: Tin tức ngành 1/ Về tổ chức thi đấu, đổi mới phương thức tổ chức điều hành các hoạt động thi đấu thể thao thành tích cao theo hướng chuyển dần việc tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, kể cả các hoạt động cấp quốc gia, quốc tế từ cơ quan nhà nước sang liên doanh, Hiệp hội thể thao quốc gia. 1/ Về tổ chức thi đấu, đổi mới phương thức tổ chức điều hành các hoạt động thi đấu thể thao thành tích cao theo hướng chuyển dần việc tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, kể cả các hoạt động cấp quốc gia, quốc tế từ cơ quan nhà nước sang liên doanh, Hiệp hội thể thao quốc gia. Nhà nước hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách và các điều kiện cần thiết để các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ này. Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào việc quy hoạch mạng lưới đào tạo; xây dựng và quản lý kế hoạch đào tạo, giao kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu chuyên môn cho các Liên đoàn, Hiệp hội, các sở thể dục thể thao; thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong thể dục thể thao; banh hành các quy định quản lý, các tiêu chuẩn chuyên môn (kể cả cấp phép tổ chức đào tạo, thi đấu); ban hành các quy chế chính sách, các quy định, quy chế nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực, lừa đảo, bạo lực, phi thể thao trong thi đấu thể thao thành tích cao, làm lành mạnh hoá hoạt động thi đấu thể thao để thu hút đông đảo người xem và tạo sự hấp dẫn, thu hút đầu tư, tham gia của xã hội trong các hoạt động thể thao đỉnh cao. Tăng cường vận động để các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội và cả tư nhân đứng ra tài trợ tổ chức các giải thi đấu quốc gia và giải quốc tế do Việt nam đăng cai trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, tiếp tục khuyến khích mô hình “ chủ giải”. 2/ Về đào tạo vận động viên, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động đào tạo vận động viên. Hỗ trợ, hướng dẫn mở một số trường đào tạo tài năng thể thao theo mô hình dân lập, bán công. Nhà nước giao chỉ tiêu và ký hợp đồng đào tạo vận động viên cấp quốc gia với một số cơ sở đào tạo tư nhân có đủ điều kiện. Thí điểm quản lý, đào tạo vận động viên trình độ cao tại các câu lạc bộ của tư nhân(do nguồn kinh kinh phí tư nhân đóng góp là chính) ởt một số môn như Billards& Snooker, Bowling, Golf, Quần vợt, Bóng đá .. phát triển mô hình đào tạo năng khiếu thể thao ở các trường học có đủ điều kiện. Khuyến khích các cơ sở đào tạo vận động viên trong nước liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để tranh thủ đầu tư về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật của nước ngoài. Chuyển dần các đội tuyển thể thao cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đỡ đầu( đến năm 2010 phấn đấu 80% số đội tuyển thể thao câp tỉnh được các doanh nghiệp đỡ đầu). 3/ Tăng cường các chính sách ưu đãi đối với tài năng thể thao quốc gia; vận động viên được hưởng các chế độ đãi ngộ xứng đáng với tài năng và mức độ cống hiến. Hoàn thiện hệ thống các chính sách đối với đội ngủ huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên như chế độ tiền lương, tiền công, chế độ hưởng, đào tạo văn hoá, hướng nghiệp… 4/ Tiếp tục đấy mạnh chuyên nghiệp hoá hoạt động thể dục thể thao, trước mắt là trong môn Bóng đá và một số môn khác có đủ điều kiện. Tập trung chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm công tác quản lý điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia trong thời gian qua để triển khai có hiệu quả cho các giải tiếp theo và là cơ sở vận dụng cho các môn thể thao khác. Trên cơ sở triển khai thí điểm ở một số môn , từ nay đết hết năm 2005 hoàn thiện các quy định , chính sách về chuyển nhượng vận động viên. 5/ Thí điểm chuyển sang mô hình cổ phần hoá một số câu lạc bộ, đội thể thao có điều kiện. Phát triển mô hinh các tập đoàn, doanh nghiệp tài trợ toàn bộh hoạt động cho câu lạc bộ, đội thể thao hoặc liên doanh liên kết, góp vốn vàp các câu lạc bộ thể thao, khuyết khích lập các quỷ tài trợ, quỷ bảo trợ tài năng thể thao, quỷ hỗ trợ vận động viên, quỷ phát triển phong trào thể thao từng môn… do tổ chức cá nhân đứng ra góp vốn, vận động góp vốn thành lập các câu lạc bộ vận động viên, câu lạc bộ những người hâm mộ.thể thao từng môn trên cơ sở đáp ứng những điều kiện quy định. Việt Nam phấn đấu đoạt 2-3 huy chương Olympic 2008 Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao 2005 – 2015 và những năm tới Print 8745 Đánh giá bài viết này: 2.0 Tags: Tin tức cũ Tin tức ngành Cùng chuyên mục Hội nghị Liên đoàn thể thao Đông Nam Á lần thứ nhất năm 2020 sẽ diễn ra từ 21-22/7 Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dâng Người tiếng hát mùa xuân” Trung tâm HLTTQG Cần Thơ báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Trung tâm Thông tin TDTT báo cáo kế hoạch công tác năm 2020 Tổng cục TDTT triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020
Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức Chương trình Hội thảo Hướng nghiệp cho Vận động viên tại thành phố Đà Nẵng 13 Tháng Chín 2023
Giải Cúp quốc gia Câu cá thể thao Việt Nam - Cúp MIDI năm 2023: Tăng độ khó với 4 hiệp đấu 12 Tháng Chín 2023
Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 11 Tháng Chín 2023
Thừa Thiên Huế sôi nổi các hoạt động thể thao chào mừng Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023) 04 Tháng Chín 2023