0 Thể thao quần chúng 02 Tháng Sáu 2023 Khai mạc giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2023
0 Thể thao thành tích cao 01 Tháng Sáu 2023 Ông Koshida Takeshi chính thức đảm nhiệm cương vị Giám đốc kỹ thuật VFF
0 Thể thao quần chúng 31 Tháng Năm 2023 Đoàn TTNKT Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN Para Games 12
Ninh Thuận đặt mục tiêu cải thiện vị trí xếp hạng tại các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc 09 Tháng Mười Hai 2022 (GMT+7) 234 Lượt xem Danh mục: Thể thao thành tích cao Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm chú trọng phát triển công tác TDTT, Nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ, bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực. Phong trào TDTT quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ, số người tập luyện TDTT thường xuyên tăng hàng năm. Cùng với đó, lĩnh vực Thể thao thành tích cao của tỉnh đến nay đã xây dựng được hệ thống tuyển chọn, đào tạo VĐV theo hướng phát triển các môn thể thao mũi nhọn là thế mạnh của tỉnh theo hướng chuyên môn hóa sâu. Điều đó đã góp phần giúp cho VĐV các đội tuyển Thể thao Ninh Thuận giành được nhiều huy chương tại các giải quốc gia và quốc tế. Những kết quả đã đạt được Theo thống kê, , toàn tỉnh đào tạo trên 1.400 lượt VĐV thể thao thành tích của 13 môn thể thao cho cả 3 tuyến năng khiếu, trẻ và tuyển. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, ngành TDTT tỉnh chỉ tập trung đầu tư 7 môn thể thao hiện đang đào tạo có thế mạnh của tỉnh gồm: Taekwondo, Vovinam, Điền kinh, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua, Karate và khôi phục, bổ sung đào tạo thêm 03 môn Bóng đá (năm 2021), Bóng rổ (năm 2022) và Bóng chuyền (năm 2023). Hằng năm tăng số lượng VĐV năng khiếu, trẻ để tạo nguồn bổ sung cho các đội tuyển và một số môn thể thao có nhiều khả năng đạt thành tích. Thành tích của các đội tuyển thê thao của tỉnh được tăng cao, nhất là trong khoảng 5 năm trở lại đây. Trung bình mỗi năm, các đội tuyển của tỉnh tham dự trên 25 giải quốc gia và quốc tế đạt. Tổng số huy chương giành được 404 huy chương các loại, trong đó, giải quốc tế đạt 16 huy chương (8 HCV, 4 HCB, 4 HCĐ), giải quốc gia đạt 388 huy chương (77 HCV, 130HCB, 181 HCĐ), số VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng là 52, cấp I là 165…Thành tích của đoàn Thể thao Ninh Thuận qua các kỳ Đại hội tăng lên đáng kể, Tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, đoàn Ninh Thuận tham dự 5 môn thể thao: Điền Kinh, Taekwondo, Vovinam, Quần vợt và Bóng đá Futsal Nam với số lượng 32 VĐV. Kết quả đạt được 01 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ, phá 2 kỷ lục Đại hội; tăng 3 bậc so với kỳ Đại hội lần thứ VII. Cùng với việc nâng cao thành tích thi đấu tại các giải quốc gia và quốc tế, Ninh Thuận còn đăng cai tổ chức thành công nhiều hoạt động thể thao cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế như: vòng chung kết Giải bóng đá U.21 Quốc gia Cúp Báo Thanh niên, Giải bóng đá U.21 Quốc tế Cúp Báo Thanh niên, Giải đua xe địa hình trên cát toàn quốc, Giải Lướt ván diều Châu Á, Ngày Quốc tế Yoga… Qua đó, giúp các cán bộ quản lý, của địa phương có cơ hội học hỏi nâng cao kinh nghiệm trong công tác tổ chức, cũng như cơ hội cọ xát cho các VĐV, HLV của tỉnh. Cùng với những kết quả đạt được nêu trên, công tác thể thao thành tích cao tỉnh Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế, khó khăn, trong đó kinh phí đầu tư hàng năm cho thể thao thành tích cao còn quá thấp so với các tỉnh khác, từ đó tập trung lực lượng VĐV rất ít, không có điều kiện tập huấn, thi đấu cọ xát ngoài tỉnh đã ảnh hưởng đến thành tích thể thao của tỉnh. Bên cạnh đó, chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý nên ncàng nhiều VĐV tài năng của tỉnh chuyển sang thi đấu cho các tỉnh khác; cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện thể thao thành tích cao rất thiếu thốn, lạc hậu, chậm được nâng cấp, sửa chữa như không có nhà thi đấu TDTT tiêu chuẩn, không có nhà tập võ; nhà tập đa môn, sân điền kinh và sân tập quần vợt xuống cấp chậm được sửa chữa; nhà ăn, nhà ở VĐV hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các trang thiết bị TDTT cho các môn hiện rất thiếu, không đáp ứng nhu Hướng tới mục tiêu cải thiện vị trí xếp hạng tại các kỳ Đại hội thể thao toàn quốc Để công tác TDTT của tỉnh, trong đó đặc biệt là lĩnh vực Thể thao thành tích cao tiếp tục có những bước phát triển mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, Ninh Thuận đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Đến năm 2025: Tập trung đầu tư các môn thể thao thế mạnh, hiện đang đào tạo có thế mạnh của tỉnh gồm: Taekwondo, Vovinam, Điền kinh, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua, Karate, Bóng đá, Bóng rổ và Bóng chuyền. Các môn được chia thành 3 nhóm đầu tư: Nhóm 1 gồm các môn thể thao thế mạnh có nhiều khả năng tranh chấp huy chương quốc gia: Taekwondo, Điền kinh, Vovinam. Nhóm 2 gồm các môn thể thao tiềm năng và có nhiều khả năng tranh chấp huy chương quốc gia: Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua, Karate. Nhóm 3 gồm các môn thể thao truyền thống trước kia có nhiều khả năng phát triển, nhưng cần sự đầu tư từ nguồn xã hội hóa: Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền. Chỉ tiêu phấn đấu: Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022, đạt 6 huy chương các loại (trong, đó 01 HCV, 02 HCB và 03 HCĐ). Xếp hạng 52/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 2 bậc so với Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018; Đóng góp từ 02 đến 04 VĐV vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia. Phấn đấu đạt 246 huy chương các loại trong các giải trẻ, giải vô địch toàn quốc và giải quốc tế .Hằng năm tham dự từ 30-40 giải thể thao (giải vô địch, trẻ và các nhóm tuổi) toàn quốc. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Tiếp tục ổn định 10 môn thể thao đã có sự đầu tư, đào tạo ở giai đoạn trước và bổ sung thêm các môn thể thao khi có điều kiện về kinh phí. Các chỉ tiêu đề ra: Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026, phấn đấu đạt 10 huy chương các loại (trong đó 03 HCV, 03 HCB và 04 HCĐ). Xếp hạng 48/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 4 bậc so với Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022; Phấn đấu đưa các đội Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ tham dự các giải trẻ, giải quốc gia. Đóng góp từ 04 đến 06 VĐV vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia. Phấn đấu đạt 262 huy chương các loại trong các giải trẻ, giải vô địch toàn quốc và giải quốc tế. Hằng năm tham dự các giải vô địch, trẻ và các nhóm tuổi toàn quốc từ 35 đến 45 giải. Nhiều giải pháp tiếp tục được triển khai thực hiện Hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ chức đào tạo: nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của chính quyền đối với phát triển thể thao thành tích cao; nhận thức đúng việc làm thiết thực về thể thao thành tích cao là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền. Phát triển thể thao thành tích cao phải là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh. Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách, nghiên cứu, áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích VĐV thành tích cao. Đối với các VĐV ưu tú có thành tích cao tại các giải Vô địch quốc gia trở lên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Tiến hành rà soát lại toàn bộ các tuyến đào tạo VĐV và sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển, xu thế hội nhập. Tổ chức tuyển chọn các VĐV có năng khiếu và huấn luyện từ ban đầu đến giai đoạn bắt đầu chuyên môn hóa tại Trường học và các Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể thao các huyện, thành phố, các Câu lạc bộ. Các VĐV có tài năng ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu được tập trung đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT. VĐV trẻ có tài năng, có sự phát triển sẽ được huấn luyện nâng cao tham gia các đội tuyển tỉnh thi đấu các giải cấp quốc gia, châu lục và thế giới. Tổ chức quản lý kế hoạch tổ chức các giải cấp tỉnh và tổ chức, tham gia các giải thi đấu từ cấp quốc gia một cách phù hợp với mục tiêu phát triển, khoa học, hiệu quả và tiết kiệm. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp TDTT cấp tỉnh; từng bước đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh nguồn lực cán bộ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của từng lĩnh vực hoạt động. Xây dựng hệ thống đào tạo gồm 03 tuyến: năng khiếu, trẻ và tuyển để bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và lâu dài. VĐV được tuyển chọn phải là những vận động viên xuất sắc được sàn lọc qua quá trình thi đấu, hạn chế thấp nhất việc đào thải vận động viên. Đối với các môn không tổ chức giải được như: Quần vợt, Karate thì tuyển chọn các vận động viên xuất sắc và có năng khiếu qua quá trình tập luyện tại các câu lạc bộ, các tụ điểm thể thao và qua các test kiểm tra chuyên môn do Hội đồng kiểm tra tuyển chọn tổ chức. Tạo điều kiện cho các đội thể thao được đi tập huấn nước ngoài, được thường xuyên tập huấn ngoài tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn. Mời các chuyên gia, huấn luyện viên giỏi (kể cả nước ngoài), VĐV có thành tích về thi đấu cho tỉnh, tạo điều kiện cho các huấn luyện viên, VĐV trong tỉnh học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời giành huy chương tại các giải toàn quốc, Đại hội thể thao toàn quốc và các giải quốc tế. Chủ động liên kết, hợp tác về thể thao với các Trung tâm Huấn luyện TTQG và một số tỉnh thành bạn, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo vận động viên tài năng ở một số môn thể thao thích hợp. Đảm bảo thực hiện tốt chỉnh sách do Trung ương quy định về các chế độ tiền công, tiền dinh dưỡng và chế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với huấn luyện viên, VĐV.Thực hiện chính sách hỗ trợ và chế độ ưu đãi cá biệt cho các huấn luyện viên, VĐV có nhiều đóng góp thành tích thể thao tỉnh nhà để yên tâm với nghề hoặc đảm bảo được cuộc sống sau khi thôi làm nhiệm vụ. Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thể thao và đầu tư trang thiết bị dụng cụ đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu các môn thể thao thành tích cao và đăng cai các giải cấp quốc gia và quốc tế. Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện sân vận động tỉnh. Xây dựng Nhà thi đấu Đa năng của tỉnh. Làm đường chạy điền kinh nhựa tổng hợp. Xây dựng nhà tập võ. Sửa chữa nhà tập đa môn, sân tennis, nhà ăn, nhà ở VĐV. Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy và tập luyện cho HLV, VĐV. VD 5 đội bóng Futsal tranh tài tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX Hà Nội dẫn đầu môn Billiards Snooker Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX Print 234 Đánh giá bài viết này: No rating