07 Tháng Mười Hai 2023 Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 cần tập trung vào các giải pháp
0 Thể thao quần chúng 10 Tháng Mười Hai 2023 Ander Saro Cup Việt Nam 2023: sân chơi trọn vẹn của các “cua rơ” nhí
0 Thể thao thành tích cao 10 Tháng Mười Hai 2023 Vật Việt Nam khẳng định vị thế khu vực, tạo đà tìm đột phá tới Olympic
0 Thể thao thành tích cao 10 Tháng Mười Hai 2023 Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Khoa Diệu Khánh giành chức vô địch giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc quốc gia 2023
0 Thể thao thành tích cao 09 Tháng Mười Hai 2023 Việt Nam giành ngôi Nhất toàn đoàn tại giải vô địch điền kinh trẻ Đông Nam Á lần thứ 15
Việt Nam tăng 2 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử 2020 11 Tháng Chín 2020 (GMT+7) 1419 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Liên Hợp Quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020, theo đó, Việt Nam đứng thứ 86 về Chính phủ điện tử trong số 193 quốc gia thành viên, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn từ năm 2014 (vị trí 99) đến nay. Về giá trị, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Việt Nam năm 2020 đạt 0.6667 điểm, thuộc vào nhóm các nước có EGDI ở mức cao. Chỉ số Chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần - Hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index), Nguồn nhân lực (Human Capital Index), Dịch vụ trực tuyến (Online Service Index); và gồm 4 mức - Rất cao: >0.75; Cao: từ 0.5 - 0.75; Trung bình: từ 0.25 - 0.5; Thấp: <0.25). So sánh các chỉ số thành phần với lần xếp hạng trước đó vào năm 2018, tăng mạnh nhất là Chỉ số Hạ tầng viễn thông tăng mạnh, từ thứ 100 lên 69; Chỉ số Nguồn nhân lực tăng 3 bậc từ thứ 120 lên 117; trong khi đó Chỉ số Dịch vụ trực tuyến bị giảm 22 bậc, từ thứ 59 xuống 81. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6 như năm 2018. 5 nước có vị trí cao hơn Việt Nam bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn sẽ phải nỗ lực vượt bậc trong giai đoạn tới. Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản. Mục tiêu đến năm 2025 phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Việt Nam phấn đấu 90% hồ sơ công việc tại cấp Bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu Việt Nam sẽ gia nhập nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)... Mục tiêu đến năm 2030, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Tại Việt Nam 100% hồ sơ công việc tại cấp Bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã sẽ được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)... Vân Thùy (t/h) Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030 Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP Print 1419 Đánh giá bài viết này: No rating