0 Thể thao thành tích cao 09 Tháng Sáu 2023 Giải Bóng rổ 5x5 chuyên nghiệp Việt Nam - VBA 2023 hứa hẹn nhiều kịch tính
0 Thể thao thành tích cao 08 Tháng Sáu 2023 K+ sở hữu độc quyền các giải đấu do Liên đoàn Bóng đá châu Á
0 Thể thao quần chúng 08 Tháng Sáu 2023 Tổng cục TDTT không công nhận “Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ III” và “Đại hội WFVV lần thứ II” tháng 7/2022 tại Algeria
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Sáu 2023 HLV đội tuyển nữ U20 Việt Nam: Mục tiêu của tôi là đưa Việt Nam vào tốp các đội mạnh Châu Á
Học tập, làm việc trực tuyến: Xu hướng tất yếu trong tương lai 23 Tháng Tư 2020 (GMT+7) 3388 Lượt xem Danh mục: Thông tin khoa học Khi dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên khắp thế giới, các nhà tuyển dụng, các tổ chức giáo dục, các đơn vị, khối cơ quan nhà nước…buộc phải tận dụng tối đa công nghệ thông tin, các thiết bị kỹ thuật số để đảm bảo tiến độ công việc, học tập trong khi tránh tụ tập đông người, gặp mặt trực tiếp. Giảng dậy trực tuyến đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin (Ảnh: TA) Bên cạnh những tác động tiêu cực từ việc bị đánh cắp thông tin, không đảm bảo an toàn khi sử dụng, yêu cầu cao về tính bảo mật…hình thức học tập, làm việc trực tuyến cũng mở ra một xu hướng học tập, làm việc tất yếu trong tương lai. Theo Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, thời gian qua, thói quen của người dùng trong việc tìm kiếm trên mạng, sử dụng các giải pháp học tập, làm việc trực tuyến đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Vì vậy, lượng truy cập vào các trang học trực tuyến như Viettel Study tăng nhanh kể từ khi học sinh bắt đầu nghỉ học do dịch Covid-19. “Lượng pageview (tải trang) tính đến thời điểm này đã tăng thêm 69 triệu”. Tuy nhiên, dù thói quen của người dùng đã bắt đầu thay đổi, chuyển dịch từ trực tiếp (offline) sang trực tuyến (online) nhưng nhiều địa phương, trường học, giáo viên còn ngần ngại nên mới chỉ định hướng học sinh ôn luyện bổ sung kiến thức cũ, chưa mạnh dạn đưa ra thời khoá biểu cụ thể để thực hiện dạy các kiến thức mới. Đối với các cơ quan hành chính cũng chỉ làm việc thông qua các nội dung cơ bản, chỉ đạo tiến độ công việc chứ không có các cuộc họp mang tính chuyên môn, bàn thảo sâu mang tính chiến lược. Kể từ khi dịch Covid 19 bùng nổ, người dùng cũng đã rất quen thuộc với việc học tập, làm việc trực tuyến, khi mà có thể nói 100% các trường học, các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp có đủ điều kiện về hạ tầng (kết nối Internet, thiết bị đầu cuối,…) đều đã triển khai học tập, làm việc trực tuyến. Nhất là các trường đã tổ chức các lớp học online với thời khoá biểu cụ thể, các thầy cô đã quen với việc lên lớp và giảng bài trực tuyến giống như tổ chức lớp học truyền thống trước đây. Mặc dù vậy, do hiện nay chưa có quy định nào công nhận kết quả học online nên vẫn chỉ được nhìn nhận là công cụ bổ trợ, nên một số trường không bắt buộc phải triển khai hình thức này. Nhưng ở một góc độ nào đó, việc "nở rộ" phong trào học online dịp này này là cần thiết, kịp thời, đúng xu thế, tuy nhiên cũng không tránh khỏi bất cập. Về những khó khăn trong quá trình triển khai học tập, làm việc trực tuyến, các chuyên gia cho rằng mấu chốt nằm ở chỗ các nhà trường , đơn vị cơ quan chưa có kho dữ liệu dùng chung để khai thác nên phải mất nhiều công sức để xây dựng riêng cho từng đơn vị, từng đối tượng; cơ sở vật chất tại nhiều nơi còn chưa tốt, khả năng công nghệ thông tin của giáo viên, của cán bộ còn nhiều hạn chế, cần thường xuyên tập huấn và thêm thời gian để làm quen với hệ thống. Riêng đối với lĩnh vực đào tạo, do các hệ thống khác trên thị trường đang triển khai theo hướng các tính năng nhỏ lẻ như có hệ thống chuyên cung cấp nội dung, có hệ thống chỉ cung cấp phần lớp học tương tác trực tuyến, có hệ thống chỉ cung cấp tính năng thi kiểm tra. Nên việc có được một giải pháp để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu trên là rất cần thiết. Mặc dù vậy, việc học tập, làm việc trực tuyến vẫn sẽ là xu hướng tất yếu, nằm trong lộ trình chuyển đổi số nền giáo dục và sẽ thay thế một phần, thậm chí hoàn toàn cho lớp học truyền thống, cho cách thức làm việc trước đây tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đánh giá về xu hướng của việc học tập, làm việc trực tuyến trong thời gian tới, đại diện của Viettel cho biết, dịch Covid-19 sẽ là cú hích để đẩy mạnh việc học tập, làm việc trực tuyến, nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành thông tư hướng dẫn chính thức về việc dạy và học trực tuyến và Chính phủ điện tử ngày càng đi vào cuộc sống. Đây sẽ là dịp để người dùng thấy được các tiện ích của các hệ thống công nghệ thông tin trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và kỹ năng giảng dạy của giáo viên. T.Anh (t/h) Những điều người dân cần biết để góp phần đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi học tập, làm việc online Những kết quả ban đầu đáng khích lệ trong việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử Print 3388 Đánh giá bài viết này: 3.5 Tags: Khoa học công nghệ Cùng chuyên mục Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP