06 Tháng Mười Hai 2023 Hà Nội FC sẽ thi đấu cống hiến trong trận đấu cuối - chia tay AFC Champions League
0 Thể thao quần chúng 07 Tháng Mười Hai 2023 Gương mặt Vàng trong làng Điền kinh người khuyết tật Việt Nam
0 Thể thao thành tích cao 07 Tháng Mười Hai 2023 Quảng Ninh: công tác tuyển chọn đào tạo VĐV trẻ góp phần tạo nên thành công của Thể thao thành tích cao
0 Thể thao thành tích cao 06 Tháng Mười Hai 2023 Giải Bóng bàn các tay vợt xuất sắc toàn quốc 2023: kịch tính ngay từ ngày đầu khởi tranh
0 Thể thao quần chúng 06 Tháng Mười Hai 2023 Kết thúc giải Vật Anh tài quốc gia năm 2023: Bắc Giang xếp thứ Nhất toàn đoàn
Hãy là người dùng thông minh khi sử dụng các phần mềm học tập, làm việc trực tuyến 29 Tháng Tư 2020 (GMT+7) 2618 Lượt xem Danh mục: Thông tin khoa học Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng trên toàn thế giới, việc sử dụng các phần mềm đào tạo, làm việc trực tuyến như một cứu cánh cho các cơ sở giáo dục đào tạo và các đơn vị, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các em học sinh hứng thú với việc học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid -19 (Ảnh: QM) Sở Giáo dục thành phố New York (Mỹ) yêu cầu tất cả trường học tuyệt đối không sử dụng phần mềm Zoom vì những vấn đề liên quan đến an ninh và quyền riêng tư. Lo ngại tương tự cũng được đặt ra ở nhiều trường học tại Anh và trong đó có cả Việt Nam. Ông Danielle Filson, phát ngôn viên của Sở Giáo dục thành phố New York cho biết, hiện thành phố đang chỉ đạo các trường học “không được phép sử dụng phần mềm Zoom”. Thay vào đó, các trường nên chuyển sang sử dụng Microsoft Teams vì phần mềm này có tính năng tương tự Zoom nhưng bảo mật tốt hơn. Tháng 4, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về những cuộc tấn công vào an ninh và quyền riêng tư cá nhân mang tên “Zoombombing”. Những kẻ tấn công có thể tìm đến các lớp học trực tuyến trên Zoom. Chúng sẽ đưa ra những tuyên bố đe dọa, nói những ngôn ngữ thù địch và chia sẻ những hình ảnh khiêu dâm gây ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh. Ví dụ, khoảng 50 học sinh của Trường tiểu học Grovecrest ở bang Utah bất ngờ phải đối mặt với màn hình đầy rẫy các đoạn phim “đen” trong lúc học từ xa với hiệu trưởng. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nguy cơ mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến zoom có thể xảy ra và đã được cảnh báo, gồm: Lộ lọt thông tin cá nhân người sử dụng (gồm email, mật khẩu, đường dẫn URL, các cuộc gọi và mật khẩu kèm theo); Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như: mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc hop, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC… thông qua các lỗ hổng này tin tặc truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu, độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng… Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ các em học sinh, sinh viên, các đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã khuyến cáo không sử dụng phần mềm Zoom để học tập và họp trực tuyến. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học tập và làm việc của các doanh nghiệp uy tín trong nước cung cấp như: Viettel, VNPT, Mobiphone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa, … Đối với các cơ sở đào tạo, có rất nhiều phần mềm có thể lựa chọn, trong đó nổi bật phải kể đến Tập đoàn Viettel công bố việc miễn phí cước data 3G-4G cho giáo viên, các học sinh dạy và học trực tuyến với mạng xã hội học tập Viettel Study, đồng thời mở miễn phí nhiều nội dung học tập khác trên nền tảng này. Cộng với nhiều đặc điểm hữu ích khác, hàng chục nghìn trường học và hàng triệu học sinh đã đăng ký dạy và học trực tuyến cùng Viettel Study. Thực tế, so với các ứng dụng học trực tuyến khác, Viettel Study là mạng xã hội học tập định danh duy nhất ở Việt Nam. Đi kèm với đó, các kết quả học tập, ôn luyện kiểm tra của học sinh với thầy cô giáo đều được cơ quan quản lý giáo dục theo dõi giám sát và trở thành một ứng dụng học trực tuyến chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông giới thiệu trong lễ ký cam kết đồng hành của ngành Thông tin và truyền thông với ngành giáo dục về chuyển đổi số trong giáo dục. Trên nền tảng Viettel Study, các giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau theo lựa chọn, được chia sẻ tài nguyên không giới hạn và giáo viên có thể tạo những bài giảng miễn phí trên hệ thống để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh… Đây là những ưu điểm bổ sung khiến ứng dụng học trực tuyến này tăng trưởng đột biến trong mùa Covid-19. Đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị sử dụng các phầm mềm họp trực tuyến, hội thảo , làm việc từ xa…cần chú ý tải phần mềm từ các nguồn chính thống, thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm; không chia sẻ thông tin về phòng họp (ID, mật khẩu) để tránh các trường hợp bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại; Thiết lập các cấu hình bảo mật cao trên các phần mềm họp trực tuyến; đối với người đã sử dụng phần mềm Zoom thì phải đổi mật khẩu; Khi phát hiện nguy cơ bị lộ, lọt thông tin cần báo ngay cho cơ quan chuyên trách về CNTT và các cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh./. An An Các Bộ, ngành địa phương cần tích cực triển khai Chính phủ điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19 Print 2618 Đánh giá bài viết này: No rating