11 Tháng Tám 2022 Olympic Thụy Sĩ khai giảng khóa học quản lý câu lạc bộ để tăng cường công tác tình nguyện
11 Tháng Tám 2022 Bốn môn thể thao mới góp mặt chương trình thi đấu thể thao chính thức của Đại hội thể thao bãi biển thế giới năm 2023 ở Bali
0 Thể thao quần chúng 12 Tháng Tám 2022 Sôi nổi Hội thao ứng dụng nghiệp vụ lực lượng CAND năm 2022
0 Thể thao quần chúng 11 Tháng Tám 2022 Hòa Bình hướng tới Đại hội Thể thao thao toàn quốc lần thứ IX
0 Thể thao thành tích cao 09 Tháng Tám 2022 HLV Raul Giustozzi: “tôi thấy vinh dự, hài lòng khi được đồng hành cùng Futsal Việt Nam”
Sự phát triển của thị trường viễn thông tại Việt Nam(29/06/2006) 03 Tháng Sáu 2009 (GMT+7) 6336 Lượt xem Danh mục: Khoa học công nghệ Được đánh giá là một thị trường có tiềm năng rất lớn và mức tăng trưởng cũng rất cao (theo đánh giá của thời báo kinh tế với tốc độ tăng trưởng 70% trong những năm vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về tăng trưởng), thị trường viễn thông tại Việt Nam trong những năm qua đã có một tốc độ phát triển chóng mặt. Từ việc truy cập Internet qua điện thoại (dial-up) tới việc sử dụng internet tốc độ cao (ADSL): Nếu trong giai đoạn đầu, dial-up là hình thức được sử dụng rộng rãi trong kết nối máy tính với internet thì việc đưa vào sử dụng công nghệ ADSL, Internet tốc độ cao đã làm thay đổi mạnh thói quen của người tiêu dùng. Mặc dù trên thực tế, dial-up vẫn còn tồn tại, chủ yếu là ở những vùng nông thôn, tỉnh lẻ tuy nhiên hiệu quả đối với người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ là không cao và họ không còn chú trọng vào mảng dịch vụ này. Mức tăng trưởng của dịch vụ này khá nhanh do ưu thế vượt trội của ADSL so với dial-up (giá thành rẻ, tốc độ cao, truy cập nhanh). Là dịch vụ áp dụng công nghệ Internet băng thông rộng, kết nối liên tục, cho phép truy cập Internet và mạng thông tin số liệu với tốc độ cao qua đường dây điện thoại (tốc độ download từ 2-8 Mbps, tốc độ upload tối đa 640 Kbps). ADSL đã đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở mức độ cao hơn như gọi điện thoại Internet, khai thác mạng ảo dùng riêng VPN, tổ chức hội thảo trực tuyến, xem video theo yêu cầu (VOD), nghe nhạc, chơi game trực tuyến... ADSL chính là phương tiện giúp họ thực hiện các nhu cầu này với chi phí thấp. Theo ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) - đơn vị cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam hiện nay, có hai nguyên nhân chính khiến cho thị trường lên cơn “sốt” về ADSL. Đó là: giá cước hiện đang ở mức bình dân mà đông đảo người tiêu dùng có thể chấp nhận được; Thứ hai là do tốc độ phát triển của mạng quá nhanh khiến cho các doanh nghiệp đầu tư không kịp, dẫn đến tình trạng cháy số. Hơn nữa thị trường Internet băng rộng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và đang ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng. Trong đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ băng thông rộng vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chưa dự tính được hết nhu cầu của khách hàng nên tốc độ đầu tư chưa đáp ứng được dẫn đến tình trạng sốt Internet, nhất là dịch vụ ADSL Mặc dù là một loại hình tiềm năng song với sự xuất hiện của loại hình internet không dây tốc độ cao (WiFi) ADSL cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ có cùng số phận như dial-up trong một tương lai không xa. Việc tại các thành phố lớn việc mở ra các điểm truy cập internet không dây tốc độ cao (WiFi) đã trở nên rất phổ biến nhất là dưới hình thức kết hợp giữa hình thức kinh doanh với internet như các quán cà phê WiFi tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Một trong những ứng dụng tiện ích dễ thấy nhất của WiFi hiện hữu trong kinh doanh và trong cuộc sống đời thường đó là Cellphone và PDA để nhận và gửi thư điện tử. Một bước tiến mạnh mẽ giữa điện thoại di động và Internet, Digital Cellphone được xem là yếu tố quan trọng nhất trong sự ra đời của internet không dây, việc mở rộng mạng Digital Cellphone và dịch vụ thông tin cá nhân PCS (Personal Communication Services) sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho dịch vụ Internet không dây. Theo ước lượng thì có hơn 50 triệu trang web cho phép truy cập bằng Cellphone. Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông thế giới cũng như sự xuất hiện của các loại hình viễn thông mới, thị trường viễn thông Việt Nam cần có rất nhiều nỗ lực trong việc cập nhật thông tin cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến để xứng với một thị trường được đánh giá là tiềm năng trên thế giới. A.T Công tác nghiên cứu Khoa học Thể thao của Malaysia đang được quan tâm đúng mức(28/07/2006) Triển khai đồng bộ 3 phần mềm dùng chung của Đề án 112(08/08/2006) Print 6336 Đánh giá bài viết này: No rating Tags: Tin tức cũ Khoa học công nghệ Cùng chuyên mục Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP