26 Tháng Năm 2022 Thành công của Đại hội thể thao châu Á năm 2018 tạo đà phát triển cho thể thao Indonesia
0 Thể thao thành tích cao 26 Tháng Năm 2022 ĐT U23 Việt Nam tích cực tập luyện trong đợt tập huấn tại UAE
0 Thể thao quần chúng 26 Tháng Năm 2022 Quảng Nam: Sôi nổi các môn thi tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX năm 2022
0 Thể thao thành tích cao 24 Tháng Năm 2022 25 cầu thủ được triệu tập chuẩn bị tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2022
0 SEA Games 31 24 Tháng Năm 2022 AFF công bố Mitsubishi Electric là nhà tài trợ chính thức của giải Bóng đá vô địch Đông Nam Á 2022
Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam 11 Tháng Sáu 2019 (GMT+7) 2743 Lượt xem Danh mục: Đề tài - dự án Công tác đào tạo và hướng dẫn môn học Giáo dục thể chất của Học viên Nông nghiệp Việt Nam hiện nay đã có sự khác biệt đáng kể so với thời điểm Học viện trực thuộc sự quản lý của Bộ GD&ĐT. Điều này dẫn đến một thực tế rằng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực sinh viên của Học viện cũng có sự điều chỉnh rõ ràng. NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TS. Đặng Đức Hoàn Ths Nguyễn Văn Quảng Ths Lương Thanh Hoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn học giáo dục thể chất (GDTC) là môn học nằm trong chương trình bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Hàng năm, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với ủy ban TDTT và các sở thể thao thường xuyên đưa ra các hướng dẫn để giúp các trường đại học và Học viện có được các định hướng trong công tác xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện chung cho môn học GDTC. Học viện Nông nghiệp Việt Nam trước đây dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT luôn thực hiện các chương trình theo kế hoạch và các hướng dẫn của Bộ, hiện nay Học viện chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện đang thí điểm hệ thống tự chủ về mọi lĩnh vực. Vì vậy, trong công tác GDTC cũng đã có những sự thay đổi nhất định. Trước đây môn học GDTC được thực hiện với 05 tín chỉ (03 học phần bắt buộc và 02 học phần tự chọn) tương ứng với 05 học kỳ (2,5 năm), sinh viên phải tích lũy và hoàn thành 05 tín chỉ với điểm bình quân là 5 mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp trước khi ra trường. Hiện nay, cùng với sự thay đổi của hệ thống quản lý, bộ môn GDTC cũng phải điều chỉnh theo sự chỉ đạo từ ban lãnh đạo Học viện. Cụ thể: môn học GDTC hiện chỉ còn 03 tín chỉ (tương ứng 01 học phần bắt buộc và 02 học phần tự chọn). Sự điều chỉnh này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và đánh giá trong môn học GDTC tại Học viện. Chính vì vậy, việc điều chỉnh và thay đổi các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực sinh viên để phù hợp với điều kiện hiện tại, phù hợp với chương trình GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng là vấn đề được các giảng viên hết sức quan tâm. Căn cứ vào cơ sở lý luận từ các tài liệu liên quan, kết hợp thực tế giảng dạy và quan sát sư phạm nhận thấy trình độ thể lực sinh viên tại Học viện hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc chuẩn bị tốt thể lực để đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện nay ngày càng quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đã tìm hiểu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để phù hợp với điều kiện, trình độ thực tế hiện nay của sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tham khảo các tài liệu, đề tài khoa học liên quan tới vấn đề GDTC cho sinh viên. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp và tiếp thu một cách có chọn lọc các thông tin thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt sử dụng phương pháp này nhằm hình thành cơ sở lý luận về cách lựa chọn test đánh giá cho đối tượng nghiên cứu, hình thành giả định khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2. Phương pháp quan sát sư phạm Việc sử dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm trực tiếp theo dõi nội dung tập luyện trong giờ chính khóa của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng cách: Ghi kết quả của các test, số lượng sinh viên trong các nhóm học, cách thức tổ chức, hướng dẫn giờ học, thời gian tiến hành cho mỗi nội dung tập luyện các bài tập, các hình thức bài tập được sử dụng, số lần lặp lại bài tập trong một buổi học hoặc một nội dung kỹ thuật được sử dụng. Dựa trên cơ sở đó làm căn cứ để phân tích các số liệu liên quan. 3. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập các số liệu nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi các cán bộ giảng viên GDTC, các chuyên gia, những người làm công tác quản lý, nghiên cứu về thể thao. Ngoài ra đề tài còn trực tiếp phỏng vấn sâu các sinh viên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Phương pháp toán học thống kê Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu được chúng tôi sử dụng thông qua các phần mềm máy tính đã được bộ môn toán tin xây dựng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên cần đánh giá các tố chất thể lực sau: Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận của các tài liệu tham khảo, các đề tài đã nghiên cứu được biết, tố chất thể lực của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức nhanh - Sức mạnh - Sức bền chung - Khéo léo Ngoài ra, năng lực phối hợp vận động cũng là một trong các tố chất vận động hết sức quan trọng, nhưng tầm ảnh hưởng đến thể lực chung sinh viên trong quá trình vận động biểu hiện không rõ ràng bằng 04 tố chất kể trên. Cũng qua phân tích, tổng hợp tài liệu, đặc biệt là qua kết quả nghiên cứu điều tra thể chất nhân dân do Viện khoa học TDTT năm 2001, chúng tôi bước đầu đã xác định được các Test đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam qua bảng sau: Bảng 3.1: Các test đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam TT Sức nhanh Sức mạnh Sức bền Khéo léo 1 100m XPT (giây) Co tay xà đơn (số lần) Chạy 800m (phút) Chạy con thoi 4x10m (giây) 2 100m XPC (giây) Nằm sấp chống đẩy (số lần) Chạy 1500m (phút) Chạy con thoi 4x15m (giây) 3 Bật xa tại chỗ (cm) Chạy tùy sức 5 phút 4 Cooper test (m) Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chung phù hợp với đối tượng nghiên cứu và điều kiện thực tiễn của Học viện, thông qua phỏng vấn và xác định độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu. 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDTC tại Học viện và một số trường Đại học lân cận để làm căn cứ đưa ra các test cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các test kiểm tra đánh giá được xác định theo 3 mức độ ưu tiên: - Ưu tiên 1: Rất quan trọng - Ưu tiên 2: Quan trọng - Ưu tiên 3: Không quan trọng. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.2. Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam (n=20) Test Số ý kiến lựa chọn Kết quả Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 n % n % n % n % Chạy 100m XPT (s) 4 11,76 2 10,0 2 10,0 - - Chạy 100m XPC (s) 17 85,00 15 75,0 2 10,0 - - Co tay xà đơn (sl) 2 10,0 - - 2 10,0 - - Nằm sấp chống đẩy (sl) 16 80,0 11 55,0 5 25,0 - - Bật xa tại chỗ (cm) 18 90,0 17 85,0 2 10,0 - - Chạy 800m (ph) 19 95,0 14 70,0 5 25,0 - - Chạy 1500m (ph) 2 10,0 - - 1 5,0 1 5,0 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 2 10,0 - - 1 5,0 1 5,0 Cooper test (m) 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Chạy con thoi 4x10m (s) 15 75,0 9 45,0 6 30,0 - - Chạy con thoi 4x15m (s) 5 25,0 2 10,0 2 10,0 1 5,0 * Ghi chú: XPT: Xuất phát thấp; XPC: Xuất phát cao Từ kết quả tại bảng 3.2 nghiên cứu đã lựa chọn được 05 test tương ứng với các tố chất thể lực chung (lựa chọn các mẫu có độ tin cậy trên 75%) như sau: - Chạy 100m XPC (giây) - Nằm sấp chống đẩy (số lần) - Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy 800m (phút) - Chạy con thoi 4x10m (giây). 3. Độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu. Để đảm bảo khoa học về độ tin cậy của các test, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá bằng phương pháp test lặp lại, cả 2 lần đánh giá test với điều kiện như nhau. Thời gian thực hiện test lặp lại được tiến hành trong cùng một buổi, đảm bảo ở lần lập test thứ hai người thực hiện được hồi phục hoàn toàn. Độ tin cậy được xác định bằng phương pháp tính hệ số tương quan cặp giữa 2 lần lập test, kết quả được trình bày tại bảng 3.3. Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu TT Test Giới tính Hệ số tương quan theo năm học (r) Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 1 Chạy 100m XPC (giây) Nam 0.859 0.849 0.857 Nữ 0.834 0.826 0.823 2 Nằm sấp chống đẩy (số lần) Nam 0.922 0.931 0.921 Nữ 0.803 0.809 0.807 3 Bật xa tại chỗ (cm) Nam 0.892 0.876 0.878 Nữ 0.813 0.816 0.809 4 Chạy 800m (phút) Nam 0.879 0.868 0.875 Nữ 0.814 0.832 0.836 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) Nam 0.864 0.876 0.855 Nữ 0.856 0.862 0.864 Từ kết quả tại bảng 3.3 cho thấy, các test đều đảm bảo độ tin cậy cho phép sử dụng trên đối tượng là sinh viên nam, nữ ở các năm học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được các test sau để đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam: - Sức nhanh: Chạy 100m XPC (giây) - Sức mạnh bền tay: Nằm sấp chống đẩy (số lần) - Sức mạnh: Bật xa tại chỗ (cm) - Sức bền: Chạy 800m (phút) - Khéo léo: Chạy con thoi 4x10m (giây). IV. KẾT LUẬN Thông qua phân tích, tổng hợp tài liệu, qua xác định tính khả thi và xác định độ tin cậy của các test, nghiên cứu đã lựa chọn được 05 test để đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam bao gồm: - Sức nhanh: Chạy 100m XPC (giây) - Sức mạnh bền tay: Nằm sấp chống đẩy (số lần) - Sức mạnh: Bật xa tại chỗ (cm) - Sức bền: Chạy 800m (phút) - Khéo léo: Chạy con thoi 4x10m (giây). V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. [2] Nguyễn Xuân Sinh (1999), “Phương pháp NCKH TDTT”, Giáo trình dành cho sinh viên Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. [3] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. [4] Viện Khoa học TDTT (2001), Điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi, NXB TDTT Hà Nội. NCS Trần Thị Tú bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Trường NCS Lê Thị Thanh Thuỷ bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Trường Print 2743 Đánh giá bài viết này: 4.7 Tags: Tin tức cũ Khoa học công nghệ Cùng chuyên mục Chính phủ điện tử: đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số nhằm phục vụ người dân tốt hơn NCS Tạ Hữu Minh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên đề Cờ vua NCS Lê Mạnh Cường bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp Viện với đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện môn võ thuật Công an nhân... Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong tập luyện có thực sự hiệu quả? Bộ VHTTDL đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu số theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP