CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
  1. TRANG CHỦ
  2. GIỚI THIỆU
  3. TIN TỨC SỰ KIỆN
  4. CHUYÊN NGÀNH
  5. ẢNH - VIDEO
  6. VĂN BẢN PHÁP QUY
  7. LIÊN HỆ

Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030

1989 Lượt xem

Để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS), nâng cao dân trí góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện KT-XH vùng DTTS, ngày 15/6/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Các hoạt động TDTT tại vùng dân tộc thiểu số còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức  (Ảnh: TH)

Mục tiêu đặt ra là nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các DTTS về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, trong đó, ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người DTTS và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào DTTS.
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đưa ra 3 nhóm giải pháp trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo; lĩnh vực y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe và lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm.

Đề tài Khoa học công nghệ cấp quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030” cũng không nằm ngoài các mục tiêu trên.

Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, vừa qua bộ VHTTD đã tiến hành nghiệm thu và ghi nhận các kết quả mà đơn vị chủ trì đã làm được đối với công tác nghiên cứu.

Theo đánh giá của Hội đồng khoa học, đây là đề tài có dữ liệu khoa học lớn, diện khảo sát rộng lên đến 14 tỉnh, với cỡ mẫu nghiên cứu là 7000 người được phân bổ theo các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc (Lai Châu; Hà Giang; Sơn La; Cao Bằng; Lào Cai; Thái Nguyên); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Nghệ An; Quảng Bình; Quảng Ngãi; Ninh Thuận; Thừa Thiên Huế); Tây Nguyên (Kon Tum; Gia Lai); Đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng). Quá trình nghiên cứu đã xác lập được cơ sở khoa học nghiên cứu về thể lực và khung lý thuyết đánh giá kết quả, tác động giải pháp, chính sách phát triển thể lực của các DTTS.

Thực trạng cho thấy, thể lực của người DTTS còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần tháo gỡ kịp thời (tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, các chỉ số hình thái hạn chế, các tố chất thể lực và chức năng thấp hơn so với người bình thường ở thời điểm 2001 và 2003...)

Nguyên nhân của thực trạng trên là do: Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú; Trình độ phát triển và đời sống kinh tế - xã hội các DTTS còn hạn hẹp; Đầu tư phát triển của nhà nước, cộng đồng xã hội đối với vùng DTTS&MN và đồng bào các DTTS gia tăng nhưng khó tạo ra sự đột phá; Công nghiệp hóa, đô thị hóa chưa phủ sóng; Các hoạt động TDTT còn thiếu về cơ sở vật chất và hướng dẫn viên…

Vì vậy, để người DTTS phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp phù hợp, đồng bộ với thời gian đủ dài, nguồn lực đủ lớn để tháo gỡ từng bước những khó khăn bất cập nêu trên.

Dựa trên những những quan điểm về xây dựng giải pháp, chính sách phát triển thể lực cho người DTTS đến năm 2030, đề tài đã đề xuất được 6 giải pháp và 2 nhóm chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực các DTTS đến năm 2030. Cụ thể như sau:

Các giải pháp gồm: (1) Giải pháp tuyên truyền nhằm tăng cường và nâng cao nhận thức về phát triển thể lực cho các DTTS; () Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành theo dõi, giám sát và đánh giá thể lực của đồng bào các DTTS; (3) Giải pháp phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện và môi trường sống cho các DTTS; (4) Giải pháp tăng cường dinh dưỡng cho các DTTS; (5) Giải pháp chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng để phát triển thể lực cho các DTTS; (6) Giải pháp phát triển TDTT để tăng cường thể lực cho đồng bào các DTTS; (7) Giải pháp huy động nguồn lực phục vụ phát triển thể lực các DTTS.

Các chính sách gồm: (1) Nhóm chính sách khung, điều chỉnh chung liên quan đến DTTS, phát triển thể lực các DTTS; (2). Nhóm chính sách theo từng lĩnh vực liên quan đến phát triển thể lực (Chính sách về y tế, Chính sách phát triển TDTT vùng DTTS, Chính sách về dinh dưỡng cho DTTS, Chính sách về bảo đảm điều kiện sống).

Với những kết quả nghiên cứu trên, đề tài được đánh giá là có đủ hàm lượng khoa học, vấn đề nghiên cứu mạch lạc, rõ ràng, và đặc biệt các giải pháp đưa ra bám sát thực tế vùng DTTS và có tính khả thi.

Các chỉ tiêu cụ thể của Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số xuống 25‰, năm 2030 là 14‰; phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn 29% và năm 2030 xuống 19%; đến năm 2020 có ít nhất 25% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 75% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 97%, trung học cơ sở 93% và 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại học, cao đẳng) đạt từ 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số); tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt trên 30%. Đến 2020, phấn đấu có 50%, năm 2030 đạt 70% số lao động người dân tộc thiếu số trong độ tuổi từ 18-35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm…

Thùy Anh (t/h)

Print
1989 Đánh giá bài viết này:
No rating

Contact author

x

Thư viện ảnh

Liên kết

TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Giấy phép số: 559/GP-BC do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 14/12/2004
Chịu trách nhiệm: Lý Đức Thùy - Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông Thể dục thể thao
Địa chỉ: 36 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-24) 3747 3310 - 3747 2958 * FAX: (84-24) 3747 1981
Email:banbientap@tdtt.gov.vn Hỗ trợ kỹ thuật: support@tdtt.gov.vn
Ghi rõ nguồn www.tdtt.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright@ Trung tâm Thông tin Truyền thông Thể dục thể thao
Back To Top